Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú thêm hệ giá trị của tư tưởng chính trị thế giớ

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 141 - 150)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

4.1.2.1. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú thêm hệ giá trị của tư tưởng chính trị thế giớ

giá trị của tư tưởng chính trị thế giới

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh không chỉ là một bộ phận hợp thành mà còn là bộ phận quan trọng quyết định nhất đưa VHCT Việt Nam bước sang một thời kỳ mới, có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến VHCT của nhân dân thế giới. Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh thuộc hệ giá trị của VHCT Mác - Lênin, mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì vậy, ý nghĩa của VHCT Hồ Chí Minh đối với sự phát triển tư tưởng chính trị trên thế giới được nhìn nhận trên hai bình diện chủ yếu đó là: đối với tư tưởng chính trị của nhân loại và đối với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đóng góp vào kho tàng tư tưởng chính trị của nhân loại nhiều luận điểm quan trọng có giá trị lý luận to lớn.

Tư tưởng của Người về chiến lược đại đoàn kết không chỉ có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam mà còn cho thế giới thấy rõ vai trò của nó trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị có tính chất quốc tế. Trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã chủ trương đoàn kết chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với nhau và giữa các dân tộc bị áp bức với giai cấp vô sản ở các nước tư bản. Người không chỉ nêu khẩu hiệu, “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại”, mà còn chứng tỏ hiệu quả của việc sáng lập và tích cực hoạt động trong các tổ chức quốc tế để phát huy vai trò của đoàn kết như: sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1922); Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925). Trên báo chí nước ngoài đã có bài viết khẳng định rằng:

Trong những năm 1920, khi có rất ít người cộng sản hiểu được đúng đắn bản chất của chủ nghĩa đế quốc - sự tàn bạo và chính

sách ngu dân cũng như tính chất quốc tế của nó và những lực lượng to lớn mà nó chi phối - thì Cụ Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng quyết định của sự đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và sự liên minh giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp công nhân ở các nước đế quốc.[8, tr.49].

Ngày nay, thế giới càng phát triển càng chứng tỏ sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết, xây dựng lòng tin chiến lược giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau để giải quyết những vấn đề chung như: dịch bệnh, khủng bố, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, chạy đua vũ trang...

Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH thực sự là một đóng góp cho thế giới về triết lý phát triển nhân văn, hài hòa. Người không đưa ra một định nghĩa đầy đủ về CNXH theo kiểu xác lập một mô hình có sẵn trong tư duy sau đó bắt thực tiễn phải khuôn theo để vô tình phạm vào chủ quan duy ý chí. Căn cứ vào đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể để tiếp cận và đưa ra các quan niệm về CNXH như: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh...”[63, tr.390], “Chủ nghĩa xã hội là công bằng, hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít...”[63, tr.404], “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”[65, tr.415], và mục đích của CNXH là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”[66, tr.30]… Những định nghĩa trên đây đã phản ánh một chế độ xã hội mà ở đó cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và động lực xây dựng đều do nhân dân và vì nhân dân. Với quan niệm về một xã hội lấy con người làm trung tâm, Hồ Chí Minh đã làm cho CNXH không chỉ phù hợp với tất cả mọi giai cấp, tầng lớp mà còn phù hợp với mọi trình độ phát triển.

Những vấn đề mà thế giới hiện đại ngày nay đang đặt ra như: sự sụp đổ của các mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên cuối của thế kỷ XX; sự khủng hoảng kinh tế của CNTB trong thập niên đầu của thế kỷ XXI; vấn đề khoảng

cách giàu nghèo; vấn đề suy thoái đạo đức, khủng hoảng lối sống; vấn đề xung đột tôn giáo, dân tộc, sắc tộc...đang là những minh chứng thực tiễn cho tính đúng đắn của triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Một nhà sử học Ấn Độ đã viết: “Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh và Găngđi là những người đã để lại những dấu ấn không thể sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuổi trong các đảo lộn nhiều biến động”[108, tr.259-260].

Quan điểm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh chẳng những đã thức tỉnh và cổ vũ tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa mà còn trở thành một giá trị phổ biến và tiêu chí trong quan hệ quốc tế. Nhận rõ quy luật phát triển không đều và sự đan xen tất yếu của các chế độ chính trị khác nhau, Hồ Chí Minh luôn chủ trương chung sống hòa bình và thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Người khẳng định:

Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình; tin chắc rằng các nước dù có chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức có khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: Tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình.[63, tr.12].

Xu hướng và mong muốn giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay cho thấy, thế giới đang tìm đến với những giá trị mà Hồ Chí Minh đã nêu lên cách đây hơn nửa thế kỷ. Đó thực sự là một đóng góp lý luận có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại.

Thứ hai, kế thừa và phát triển VHCT Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chẳng những đã làm phong phú thêm giá trị mà còn mở rộng và nâng cao sức sống của VHCT Mác - Lênin.

Phần lớn các quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Người kế thừa, vận dụng và phát triển. Trên lĩnh vực lý luận chính trị, có thể chỉ ra những đóng góp nổi bật sau đây của VHCT Hồ Chí Minh vào các giá trị của kho tàng VHCT Mác - Lênin .

- Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường cách mạng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời ở phương Tây trong điều kiện các nước tư bản đã có ĐLDT và mâu thuẫn gay gắt nhất trong xã hội là mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. Vì vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen quan tâm chủ yếu tới vai trò, sứ mệnh cũng như lợi ích của giai cấp công nhân, và cho rằng, chỉ có giải phóng giai cấp mới giải phóng được các dân tộc. Do đó, việc thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân phải đi theo con đường từ giải phóng giai cấp đến GPDT và giải phóng con người.

Khi mới tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”[54, tr.441]. Tuy nhiên, trong quá trình kết hợp lý luận với thực tiễn và xuất phát từ thực tế thuộc địa, Hồ Chí Minh đã thay đổi lập luận của mình, Người cho rằng: với các nước thuộc địa, có GPDT mới giải phóng được giai cấp, coi GPDT đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và là tiền đề để tiến tới giải phóng giai cấp một cách triệt để. Tại Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã phân tích: “…Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[15, tr.113].

Như vậy, con đường cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa phải đi từ GPDT đến giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Việc nhận thức và giải quyết đúng

đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng GPDT của Hồ Chí Minh là vấn đề lý luận hết sức quan trọng thể hiện sự sáng tạo lớn. Điều này liên quan đến tính chủ động, sáng tạo của cách mạng GPDT ở các nước thuộc địa, đến việc xác định động lực và tập hợp lực lượng cho cách mạng GPDT.

- Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về tiềm năng, khả năng của cách mạng thuộc địa và vị trí, vai trò của nó với cách mạng vô sản ở chính quốc.

Thực tế cho thấy, ở nửa đầu thế kỷ XIX, vấn đề thuộc địa chưa trở thành vấn đề cơ bản của đời sống chính trị quốc tế, cho nên theo C.Mác và Ph.Ăngghen, cách mạng GPDT phụ thuộc vào cách mạng giải phóng giai cấp. Đến thời Lênin, CNTB đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chúng đẩy mạnh xâm chiếm và mở rộng thuộc địa, làm cho vấn đề dân tộc trở thành vấn đề quốc tế và trở nên hết sức gay gắt. Thời kỳ này phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Trước thực tế đó, Lênin đã đánh giá cao vai trò của cách mạng thuộc địa và coi đó là một bộ phận quan trọng của cách mạng vô sản. Mặc dù vậy, các lãnh tụ của Quốc tế cộng sản vẫn coi thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu. Trong Tuyên ngôn của Quốc tế cộng sản đã ghi, “Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng công nhân ở chính quốc”[dẫn theo 49, tr.143].

Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, thừa nhận vấn đề đấu tranh giai cấp và vị trí vai trò nhất định của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với sự nghiệp giải phóng của các nước thuộc địa, nhưng với tư duy độc lập, tự chủ, Người đã có nhận định khác về khả năng của cách mạng GPDT. Là người dân của một nước thuộc địa, lại có sự trải nghiệm thực tế trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc tình hình các nước thuộc địa. Người cho rằng, thuộc địa là nơi bị áp bức, bóc lột nặng nề, nơi tập trung những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc, là mắt khâu yếu nhất trong sợi dây truyền của chủ nghĩa đế

quốc. Từ một quy luật tự nhiên, một nguyên lý đơn giản, có áp bức thì có đấu tranh, Người đã nhìn thấy một tiềm năng cách mạng to lớn ở các nước thuộc địa. Mặt khác, Người đã thu thập các số liệu về nguồn lực con người, về tài nguyên thiên nhiên để so sánh giữa chính quốc với thuộc địa và đi đến nhận định rằng, các nước thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn, nếu biết khơi dậy, động viên, tập hợp thì sẽ tạo thành động lực cách mạng khổng lồ trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Trên cơ sở nhận thức rõ tiềm năng, vai trò của cách mạng thuộc địa đối với sự tồn tại của CNTB, và mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc; đề cao tinh thần tự lực, tự cường, Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng GPDT ở thuộc địa hoàn toàn có thể chủ động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm trên chẳng những đã thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức, với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường đứng lên tự giải phóng dân tộc mình, mà còn thể hiện rõ sự kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa. Cống hiến của Hồ Chí Minh có thể đem so sánh với cống hiến của C.Mác và Lênin. C.Mác là người có công lớn nhất trong việc phân tích bản chất của CNTB, phát kiến ra học thuyết giá trị thặng dư và chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Lênin là người có công lớn nhất trong việc phân tích bản chất của chủ nghĩa đế quốc tìm ra quy luật phát triển không đều của nó và chỉ ra: Cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở một nước, nếu ở đó là mắt khâu yếu nhất trong sợi dây truyền của chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh lại là người có công lớn nhất trong việc phân tích bản chất của chủ nghĩa thực dân và chỉ ra mắt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc là ở thuộc địa. Nói về đóng góp của Hồ Chí Minh trong việc thức tỉnh tinh thần tích cực, chủ động, tự lực, tự cường trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế gới văn minh, xoá đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”[75, tr.73].

Tại Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu triết học chính trị và xã hội Mê-hi-cô đã nói:

Chúng ta có thể khẳng định rằng, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và lý luận của Người về chiến tranh nhân dân đã góp phần làm phong phú học thuyết Mác - Lênin về phương pháp mà các dân tộc phải làm theo khi tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ…Đó là cống hiến to lớn của Người vào cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.[8, tr.76-77].

- Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đã phát triển học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc, tính chất của Đảng Cộng sản và việc xây dựng đảng cầm quyền ở một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên CNXH.

Đảng Cộng sản là một tổ chức chính trị chỉ ra đời khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đạt đến trình độ tự giác. Tức là khi và chỉ khi giai cấp công nhân nhận rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình trong đời sống chính trị - xã hội và tự giác bước lên vũ đài chính trị đấu tranh với mục tiêu lật đổ địa vị thống trị của giai cấp tư sản. Khi đó, sẽ xuất hiện những người ưu tú nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, tự nguyện liên kết với nhau dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp mình, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Thiếu một trong hai yếu tố này không thể có Đảng Cộng sản. Nói cách khác, một tổ chức chính trị nào đó không thể mang tên Đảng Cộng sản nếu thiếu một trong hai yếu tố này. Tuy nhiên, có hai yếu tố

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 141 - 150)