Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ trong đời sống chính trị của thế giới đương đạ

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 150 - 158)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

4.1.2.2. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ trong đời sống chính trị của thế giới đương đạ

tiến bộ trong đời sống chính trị của thế giới đương đại

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử thế giới. Đó là những giá trị về chính trị được hình thành trong thực tiễn đấu tranh để thoát khỏi sự áp bức của chủ nghĩa thực dân cũ và tìm một con đường hiện thực cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Do vậy, ý nghĩa thực tiễn của VHCT Hồ Chí Minh đối với thế giới được nhìn nhận gắn liền với tính chất của từng giai đoạn lịch sử cụ thể kể từ khi những giá trị đầu tiên được xác lập. Theo đó, có thể khái quát một số ý nghĩa quan trọng của VHCT Hồ Chí Minh đối với sự phát triển, tiến bộ của đời sống chính trị quốc tế như sau:

Một là, Hồ Chí Minh đã làm cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn và động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên làm cách mạng GPDT, góp phần tạo ra động lực mới cho cách mạng thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX.

Thực tế cho thấy rằng, chủ nghĩa thực dân đã liên kết với nhau thành một hệ thống thế giới, chẳng những để thỏa hiệp việc phân chia thuộc địa, mà còn để chống lại phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và sự nổi dậy của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Do vậy, sự liên kết chặt chẽ giữa các lực lượng ở khắp nơi của phong trào cách mạng thế giới là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, kể cả khi Quốc tế Cộng sản đã ra đời thì trong phong trào cách mạng thế giới vẫn tồn tại sự biệt lập, tách rời giữa các nước thuộc địa với nhau và giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước chính quốc với cuộc đấu tranh giành ĐLDT của nhân dân các nước thuộc địa. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước chính quốc nói chung, ở Pháp nói riêng chưa có hiểu biết đúng đắn về điều kiện tự nhiên, xã hội của các thuộc địa.

Hồ Chí Minh cho rằng, do không hiểu biết lẫn nhau nên đã nảy sinh những thành kiến làm ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Người chỉ rõ: “Đối với công nhân Pháp, thì người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết được và lại càng không có khả năng hoạt động. Đối với người bản xứ, những người Pháp - mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là những kẻ bóc lột độc ác”[54, tr.81]. Sự hiểu biết sai lầm đó có nguyên nhân khách quan từ sự xa cách địa lý, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ nghĩa thực dân đã che dấu sự thật, bưng bít, cấm vận thông tin và lợi dụng sự phân biệt đó để chia rẽ các lực lượng cách mạng quốc tế.

Trước thực trạng đó, Hồ Chí Minh đã tiến hành các hoạt động cụ thể như, phản ánh tình hình thuộc địa thông qua việc tham gia Đảng xã hội Pháp; thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa để thống nhất hành động đấu tranh; viết bài tuyên truyền và tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân trên báoNgười cùng khổ- cơ quan ngôn luận

của Hội Liên hiệp thuộc địa; tham gia hoạt động của các tổ chức Quốc tế, yêu cầu các tổ chức này, đặc biệt là Quốc tế Cộng sản phải tăng cường giúp đỡ các nước thuộc và làm cho các Đảng Cộng sản cùng giai cấp công nhân ở chính quốc hiểu biết nhiều hơn về thuộc địa và thấy được sự cần thiết phải đoàn kết với phong trào đấu tranh GPDT. Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê phán quan điểm coi nhẹ cách mạng thuộc địa đang tồn tại ở một số Đảng Cộng sản và yêu cầu cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để đoàn kết các nước thuộc địa với nhau và giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Người nói:

Khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan…Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí.[54, tr.296].

Với những hoạt động đó, Hồ Chí Minh đã góp phần làm cho các nước thuộc địa liên kết với nhau thành “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”[55, tr.134] và sự đoàn kết, giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản cũng như của phong trào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc với phong trào GPDT đã tạo ra động lực mới cho cách mạng thế giới.

Hai là, Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng làm tan rã hệ thống thuộc địa của CNTB và thiết lập một diện mạo mới cho đời sống chính trị quốc tế.

Trong quá trình phát triển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản đã “xuất khẩu” sự bóc lột sang các nước lạc hậu, biến các nước đó thành thuộc địa của chúng. Với việc áp bức, bóc lột và nô dịch các nước thuộc địa, CNTB đã tạo ra trong đời sống chính trị thế giới thêm một mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa CNTB với các dân tộc thuộc địa. Thực trạng việc giai cấp tư sản cùng lúc thống trị và bóc lột giai cấp vô sản ở các nước tư bản và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa chính là diện mạo của đời sống chính trị quốc tế giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Với việc đánh giá đúng điểm yếu của chủ nghĩa đế quốc, dự báo chính xác tiềm năng và khả năng của các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh đã khắc phục tâm lý thụ động, thức tỉnh tinh thần tích cực, chủ động, tự lực, tự cường của các nước thuộc địa trong đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần của chủ nghĩa thực dân. Tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã dẫn đến thắng lợi trong cách mạng GPDT ở Việt Nam và hàng loạt các nước thuộc địa khác trên thế giới. Thắng lợi đó đã góp phần quan trọng làm lung lay nền móng và mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ. Một nhà nghiên cứu đã viết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một thay đổi quan trọng trong tình hình quốc tế là sự tan rã của hệ thống thực dân. Để đập tan ách áp bức thực dân và gông xiềng nô lệ hàng mấy thế kỷ, biết bao bậc tiền bối cách mạng đã nối bước nhau, hiến dâng cuộc đời quý báu của mình trong cuộc đấu tranh máu lửa, trở thành những vị anh hùng chân chính của phong trào giải phóng dân tộc, được nhân dân mãi mãi ghi nhớ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, chính là một trong những anh hùng kiệt xuất đó. [8, tr.21]. Không chỉ góp phần làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, mà với tư tưởng, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Hồ Chí Minh đã huy động được tối đa sức mạnh của dân tộc Việt Nam và sự giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới để đánh bại ý chí xâm lược của hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Sự thất bại của đế quốc Pháp và Mỹ ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị quốc tế, thu hẹp dinh lũy của chủ nghĩa đế quốc; làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai hệ thống thế giới là XHCN và TBCN; làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới và cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và CNXH trên thế giới. Chủ tịch Cu Ba, Fidel Castro đã viết: “Với cuộc đấu tranh anh hùng của mình, nhân dân Việt Nam đã cột chặt nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc và đã ngăn không cho

chúng gây tội ác ở những nơi khác trên thế giới”[8, tr.82]. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là thắng lợi của thể chế chính trị tiến bộ được tạo nên từ VHCT Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo của đời sống chính trị quốc tế, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của nhân loại, thời kỳ các dân tộc độc lập, tự chủ trong lựa chọn chế độ chính trị với con đường phát triển riêng của mình. Một chính khách nước ngoài - Chủ tịch Hội đồng cách mạng An-giê-ri, Huari Bumedien đã viết:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong thế giới thứ ba để tự giải phóng khỏi ách kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Tên tuổi của Người mãi mãi sẽ là một biểu tượng, và hoạt động của Người là một gương sáng…Cuộc chiến đấu của Người cũng là cuộc chiến đấu của tất cả các dân tộc bị áp bức của châu Phi, của Pa-le-xtin, của Việt Nam, của châu Á và của thế giới thứ ba, để giành lại phẩm cách và danh dự cho mình.[8, 36-37].

Ba là, Hồ Chí Minh đã góp phần xác lập phương hướng và giải pháp đúng đắn cho việc khắc phục những khủng hoảng trong đời sống chính trị thế giới.

Với chủ trương thiết lập và xây dựng một nền chính trị nhân văn, nhân đạo, tất cả vì con người, VHCT Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở việc đấu tranh giành ĐLDT mà thể hiện ở tư tưởng và hành động chính trị nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy, VHCT Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa thực tiễn ở những nơi đang đấu tranh vì sự nghiệp GPDT và giải phóng giai cấp, mà còn có ý nghĩa thực tiễn ở nhiều lĩnh vực như: xóa đói, giảm nghèo; xóa mù chữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới…Ông Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới đã nói:

Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.[111, tr.90].

Mặc dù vậy, GS Wilfried Lulei, khoa nghiên cứu châu Á, trường đại học Humbol, Cộng hòa dân chủ đức đã chỉ rõ: “Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc phấn đấu cho hòa bình, sự hiểu biết giữa các dân tộc, sự hợp tác thân thiện và việc giải quyết phi bạo lực mâu thuẫn giữa các quốc gia còn chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ” và, ông cho rằng, “Quan điểm của Hồ Chí Minh rất phù hợp với quan điểm của chúng ta ngày nay trong việc giải quyết các xung đột quốc tế”[8, tr.48].

Lịch sử đã cho thấy, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học và công nghệ của nhân loại ngày nay đang đặt ra nhiều vấn đề bức xức trong đời sống chính trị thế giới như: việc coi thường luật pháp quốc tế; chủ nghĩa khủng bố; xung đột sắc tộc, tôn giáo; phân hóa giàu nghèo; bất công, bất bình đẳng; dịch bệnh; ô nhiễm môi trường; khủng hoảng lối sống, suy giảm niềm tin; suy thoái đạo đức…Trước thực trạng đó, VHCT Hồ Chí Minh đang nổi lên như một phương hướng và giải pháp đúng đắn cho việc khắc phục những khủng hoảng trong đời sống chính trị. Mặt khác, trên thực tế, mô hình XHCN mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng không những đang tiếp tục thể hiện bản chất ưu việt và được duy trì ở các nước đi theo con đường XHCN mà còn mở đầu cho trào lưu xây dựng CNXH thế kỷ XXI ở các nước Mỹ Latinh. Tổng thống Venezuela, Hugo Chávez đã cho rằng:

Chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện được việc tự vượt qua chính mình, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chính nghĩa và hòa bình mới vượt qua được chủ nghĩa tư bản...Chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu của mình trong chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng không thể đi theo con đường trung gian. Chúng ta phải xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.[dẫn theo 45, tr.163]

Thực tế trên đây không chỉ cho nhân loại thấy rằng, CNTB không phải là con đường phát triển duy nhất, mà còn chứng minh cho nhận định: “Thế giới đã và sẽ còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng văn hóa của nhân loại”[23, tr.72-73].

Bốn là, Hồ Chí Minh đã góp phần khẳng định những giá trị mới của VHCT trong thế giới đương đại, đó là mối quan hệ biện chứng giữa độc lập tự do với dân chủ, giữa lợi ích quốc gia với quốc tế và giữa đảng chính trị với chính quyền.

Từ việc tiếp cận quyền tự do với tính cách là một trong những quyền tự nhiên mà tạo hóa ban cho con người, và từ mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc, Hồ Chí Minh đã cho thấy tự do còn là một quyền của mỗi dân tộc và muốn có tự do, trước hết phải có độc lập. Với tinh thần, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Người đã khẳng định một quyết tâm sắt đá rằng, “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[57, tr.3]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người và quyền dân tộc không thể tách rời nhau, nước bị mất độc lập thì dân không thể có tự do và “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[57, tr.64]. Như vậy, độc lập dân tộc là cơ sở để một quốc gia tự do lựa chọn con đường phát triển của mình và chỉ có độc lập thật sự mới có tự do chân chính. Tuy nhiên, trong một thể chế chính trị độc lập, quyền tự do của con người lại phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước và mức độ tham dự của nhân dân vào xu thế dân chủ hóa. Thực tiễn cho thấy, chỉ có chế độ XHCN dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mới có thể bảo đảm cho dân tộc một nền độc lập thật sự và từng bước đem lại tự do, bình đẳng cho con người. Sự vận động của đời sống chính trị trong thế giới đương đại đang ngày càng khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do, dân chủ và mối quan hệ giữa chúng. Hiện nay, việc can thiệp của chủ nghĩa đế quốc vào độc lập, tự do của các quốc gia dưới những hình thức khác nhau, việc vi phạm dân chủ của một số chế độ chính trị nhất định là nguyên nhân làm bùng nổ các xung đột dân tộc, sắc tộc, làm xuất hiện các tổ chức khủng bố và hành động chạy đua vũ trang trên phạm vi toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề nêu trên không gì khác hơn là một trật tự chính trị thế giới hòa bình giữa những thể chế chính trị khác nhau, tôn trọng độc lập của nhau, hợp tác cùng phát triển. Và, điều đó đã có, đã trở thành một giá trị của VHCT Hồ Chí Minh đang tỏa sáng ý nghĩa hiện thực trong đời sống chính trị đương đại.

Hồ Chí Minh đấu tranh cả cuộc đời cho nền độc lập thật sự của nhân dân Việt Nam, nhưng cần nhận rõ đó không phải là nền độc lập một cách tuyệt đối,

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 150 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)