Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện các mục tiêu chính trị

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 101)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

3.1.2.2. Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện các mục tiêu chính trị

để thực hiện các mục tiêu chính trị

Đoàn kết là sự liên kết chặt chẽ của số đông người có chung mục đích, lý tưởng, lợi ích, nguyện vọng để tạo nên sự đồng thuận về ý chí và hành động nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn. Với tính cách là một bộ phận, nhưng là bộ phận năng động nhất của thế giới, con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động nhận thức cũng như cải tạo tự nhiên và xã hội. Để chống lại sự tác động tiêu cực của tự nhiên và sự xâm hại từ những cá nhân hay cộng đồng khác, ngay từ sớm, con người đã liên kết với nhau thành từng nhóm. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hình thức của sự liên kết đó cũng dần thay đổi, từ hình thức thị tộc, bộ lạc phát triển thành các quốc gia, dân tộc. Bản chất của đoàn kết không chỉ là sự tự nguyện đóng góp sức mạnh của mỗi cá nhân để tạo nên một động lực lớn hơn trong việc bảo vệ các quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của mỗi người, đoàn kết còn là sự thỏa thuận về mặt ý chí trong việc thiết lập một môi trường xã hội mà ở đó, ý chí riêng của cá nhân phải tôn trọng và tuân thủ ý chí chung của cộng đồng.

Đoàn kết là yêu cầu khách quan, là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển của con người, không chỉ là cơ sở nền tảng, mà còn là động lực của chính trị, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, tất cả vì sự tiến bộ của xã hội. Thực tế cho thấy, nhà nước nói riêng, chế độ chính trị nói chung chính là kết quả của sự đoàn kết. Nhân dân có thể đoàn kết lại để thiết lập, bảo vệ một chế độ chính trị này,

hay lật đổ nó để thiết lập một chế độ chính trị khác. Mặc dù là sản phẩm của sự đoàn kết, nhưng nhà nước lại có vai trò ảnh hưởng to lớn đến tính chất, mức độ, phạm vi của đoàn kết. Bởi lẽ, đoàn kết chỉ có được trên cơ sở nhận thức rõ sự cần thiết, mục tiêu, lợi ích và có hình thức, cơ chế phù hợp, thuận tiện để mọi người đóng góp sức lực, trí tuệ của mình. Như vậy, giữa đoàn kết và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, đoàn kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chính trị. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ này vì lợi ích, nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân, vì sự tiến bộ chung của nhân loại chính là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của VHCT.

Hồ Chí Minh luôn cho rằng, đoàn kết là vấn đề chiến lược, lâu dài, không chỉ trong cách mạng GPDT mà cả trong cách mạng XHCN; không chỉ đoàn kết toàn dân tộc mà còn kết hợp đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế để mở rộng phạm vi đại đoàn kết. Tư tưởng này là kết quả của việc nhận thức rõ nét tương đồng về thân phận và quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới trước sự bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản và sự cần thiết phải thực hiện đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung. Vì vậy, Người đã mở rộng khẩu hiệu đoàn kết của Lênin “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” thành khẩu hiệu “Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại!”[54, tr.496]. Trên cơ sở thấu hiểu sâu sắc đặc điểm, cấu trúc kinh tế, xã hội của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, Người cho rằng, việc đánh đuổi thực dân Pháp, giành ĐLDT và quyền tự quyết định con đường phát triển của đất nước vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mọi người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tín ngưỡng, tôn giáo... Hồ Chí Minh đã kết hợp hài hòa tính phổ biến của thế giới với tính đặc thù của Việt Nam trong khi đồng thời thừa nhận quy luật chung về vai trò của đấu tranh giai cấp cũng như đoàn kết giai cấp trong phát triển xã hội.

Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, của sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh nói riêng đều bắt nguồn từ việc Người đã nhận thức đúng và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề đoàn kết với quá trình thực hiện các mục tiêu chính trị. Cùng với việc lựa chọn hệ tư tưởng, xác định mục tiêu, con đường cách

mạng, vấn đề được Người quan tâm hàng đầu là xây dựng sự đoàn kết. Theo Người, chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh cần thiết để xóa bỏ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến - một chế độ chính trị phản dân chủ, tàn bạo, bất công, vô nhân đạo, đã và đang xâm phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền dân tộc. Người chỉ rõ: “Nếu bọn đế quốc áp bức chúng ta và đối xử với chúng ta như loài vật, đó là vì chúng ta không đoàn kết! Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ trở nên đáng gờm” và Người kêu gọi: “Chúng ta nên sớm đoàn kết lại! hãy hợp lực để đòi quyền lợi và tự do của chúng ta! Hãy hợp lực để cứu lấy nòi giống chúng ta”[55, tr.499].

Trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh, đoàn kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Theo Người, đoàn kết là cội nguồn của mọi thắng lợi, mọi thành công trong cải tạo hiện thực; tính chất, mức độ, phạm vi của đoàn kết và thành công luôn tỷ lệ thuận với nhau, có đoàn kết mới có thành công, đoàn kết càng chặt chẽ, sâu rộng, thành công càng lớn và ngược lại. Vì vậy, Người xác định, đại đoàn kết vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và của dân tộc. Đảng chỉ có thể đạt được mục tiêu, lý tưởng của mình khi có đủ lực lượng để thực hiện các chủ trương, đường lối đã xác định. Điều đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng là Đảng phải đoàn kết mọi người có thể đoàn kết được, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được. Mặt khác, đoàn kết để có đủ lực lượng trong cải tạo và biến đổi hiện thực vì lợi ích của nhân dân, do đó nó phải là trách nhiệm của toàn dân, của cả dân tộc. Trong buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày (3.3.1951) Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc rằng: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”[60, tr.49]. Phụng sự Tổ quốc không chỉ là GPDT mà quan trọng hơn là đưa dân tộc phát triển đúng quy luật khách quan, xu thế thời đại, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Vì vậy, trong bài nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi ngày (31.8.1963) về cách mạng XHCN. Người chỉ rõ: “Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là

đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba làđấu tranh thống nhất nước nhà”[67, tr.161]. Ba nhiệm vụ chiến lược trên đây có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đoàn kết để xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngược lại, muốn xây dựng CNXH và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc phải thực hiện đoàn kết và đại đoàn kết.

Để hiện thực hóa các mục tiêu, lý tưởng chính trị, Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Và, theo Người, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, mà toàn dân là mọi người Việt Nam yêu nước, trong đó, công nhân, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, cho nên họ là nền tảng của khối đại đoàn kết. Toàn dân tộc là một khối vừa thống nhất, vừa đa dạng về giai cấp, tầng lớp, nguyện vọng, lợi ích… nhưng có mục tiêu chung là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Do đó, Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết phải trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, đoàn kết phải gắn liền với đấu tranh và đấu tranh để đoàn kết được đúng hướng và ngày càng được củng cố, tăng cường. Mặt khác, muốn đoàn kết phải xóa bỏ hết mọi thành kiến, thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; phải đề cao tinh thần khoan dung, độ lượng với những sai lầm, khuyết điểm của con người, tin vào khả năng hướng thiện của con người; đồng thời phải tôn trọng những nét riêng, sự khác biệt về bản sắc văn hóa, nguyện vọng, lợi ích mà không ảnh hưởng, không xâm hại đến mục tiêu, lợi ích chung của cộng đồng, của quốc gia dân tộc. Người thường căn dặn rằng, “Bất kỳ ai, dù quá khứ của họ thế nào, miễn là ngày nay họ thật lòng ủng hộ công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, thì chúng ta đoàn kết với họ”[66, tr.453]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, muốn có đoàn kết phải thực hiện phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy ĐLDT, thống nhất Tổ quốc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm điểm tương đồng để đoàn kết.

Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng đề cao vai trò của đoàn kết mà bằng các hoạt động thực tiễn, Người đã tạo ra các hình thức tổ chức phù hợp với từng thời kỳ cách mạng để đoàn kết thực sự trở thành sức

mạnh vật chất trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu chính trị. Người đã khẳng định: “Cách mạng nhờ đoàn kết mà thắng lợi, kháng chiến nhờ đoàn kết mà thành công”[64, tr.367]. Như vậy, chiến lược đại đoàn kết là một khâu quan trọng trong quá trình chính trị, là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh và là một giá trị quan trọng trong VHCT của Người.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)