Những khó khăn với, thách thức Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 136)

Mặc dù có nhiều thách thức trở ngại, thách thức lớn nhất có thể thấy

chính là nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực này.Một trong những ví dụ điển

hình là phát triển vận tải phi cơ giới. Nhìn ra thế giới chúng ta có thể thấy rất nhiều quốc gia đã từng đi xe đạp, đã chuyển sang ô tô, nay lại quay lại vận tải công cộng, xe đạp và đi bộ. Như vậy giao thông phi cơ giới không phải là một biểu tượng của sự kém phát triển mà ngược lại đang là lựa chọn của các nước tiên tiến.

Hình 3-8. Xe đạp trong dòng giao thông tại Hà Nội (trái), Washington (giữa) và Berlin (Phải)

Trong khi nếu được quy hoạch và thiết kế hợp lý, xe đạp là một phương thức an toàn, tiện lợi và đem đến một hình ảnh và lợi ích rất ấn tượng với cộng đồng.Để thay đổi nhận thức của người dân, các lợi ích của xe đạp và đi bộ (như phân tích ở phía trên) cần được chuyển tải đến người dân một cách dễ hiểu, gần gũi thực tế.

Một bài học dễ hiểu nhất là cần có dự án thực tế. Nếu có một đô thị tại VN thực hiện thành công việc phát triển xe đạp và đi bộ, trong đó cho thấy môi trường xanh sạch hơn, ách tắc giảm, an toàn giao thông được cải thiện thì đây sẽ là một hình mẫu để các đô thị khác đi theo.

Do chưa có một mô hình thành công trong thực tế tại Việt Nam, các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân sẽ còn thận trọng, và khi thận trọng thì chưa có đủ quyết tâm, dẫn tới khó thành công trong thực tế. Đây là một vòng tròn khép kín cần được tháo gỡ bằng việc quyết tâm triển khai một mô hình giao thông phi cơ giới thành công tại một địa phương.

Cần lưu ý thêm một số đô thị tại Việt Nam như Hội An đã rất thành công trong việc phát triển xe đạp để giải quyết bài toán giao thông đô thị của địa phương. Tuy nhiên quy mô của Hội An khá nhỏ và chưa đủ mức độ phức tạp để trở thành một hình mẫu cho các đô thị đặc biệt và trực thuộc trung ương trong phát triển vận tải phi cơ giới.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đất, trong đó tạo ra những chuyến đi có thể sử dụng xe đạp và đi bộ. Nếu quy hoạch các khu chức năng trong đô thị được sắp xếp một cách hợp lý, người dân có thể thực hiện những chuyến đi ngắn trong phạm vi 1-4 km, lúc đó xe đạp và đi bộ sẽ trở nên rất phổ biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)