Phân tích chi tiết tất cả các loại tai nạn giao thông để chỉ ra các nhân tố tác động và nguyên nhân gây ra chúng. Lời giải về những nhân tố và nguyên nhân nằm trong nội dung của tai nạn giao thông tùy thuộc vào mức độ tích lũy kinh nghiệm và tổ chức chạy xe, cũng như các thông tin hỗ trợ.
Để phù hợp với mục đích và nhiệm vụ phân tích tai nạn giao thông người ta chia ra các phương pháp phân tích: phân tích số lượng, phân tích chất lượng và phân tích trắc đạc.
1.2.1.1Phân tích số lượng: Để phân tích tai nạn giao thông đường bộ thường
dùng hai loại chỉ tiêu là chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối Chỉ tiêu tuyệt đối:
- Tổng số vụ tai nạn giao thông
- Tổng số người chết, bị thương do tai nạn giao thông gây ra - Tổng số thiệt hại tài sản do tai nạn giao thông gây ra
Chỉ tiêu tương đối:
- Số người chết do TNGT/100.000 dân
- Số người chết do TNGT/100.000 phương tiện - Số người chết do TNGT/1.000.000 km lăn bánh
- Suất tai nạn giao thông: Số người chết do tai nạn giao thông /Tổng số người chết x 100 (%) do WHO (tổ chức y tế thế giới thống kê).
- Số lượng phương tiện bình quân/1 Vụ TNGT (tính cho từng phương thức vận tải)
Chỉ tiêu tuyệt đối đưa đến khái niệm chung về mức độ thiệt hại, cho phép đưa sự so sánh theo thời gian đối với một khu vực xác định và chỉ rõ nhịp điệu thay đổi của nó. Tai nạn giao thông đánh giá mức độ thiệt hại theo từng địa điểm (Chỗ vượt, đường phố, tỉnh, quốc gia, thế giới) theo từng thời gian phù hợp (Giờ, ngày, tháng, năm) người ta dùng các chỉ tiêu tuyệt đối.
Chỉ tiêu tương đối Ka được tính cho quãng đường xe chạy: 𝐾𝑎= ∑ 𝑛𝑇𝑁
Trong đó:
∑ 𝑛𝑇𝑁 : số vụ tai nạn giao thông trong một giai đoạn ∑ 𝐿 : tổng quãng đường xe chạy trong giai đoạn đó
Bằng cách tính cường độ xe chạy trung bình trong năm N trên một đoạn đường l, chỉ ra số vụ tai nạn giao thông trên 1 triệu km quãng đường.
Ka= 106. ∑ 𝑛𝑇𝑁
365.𝑁.𝑙 (Vụ tai nạn/xe.Km) [1.3]
Để so sánh, đánh giá,phân tích mức độ trầm trọng của các tai nạn giao thông, người ta dùng hệ số KT biểu thị mức độ đó. Hệ số này xác định bằng tỷ số người chết và người bị thương trong một đơn vị thời gian.
KT = 𝑛𝑐
𝑛𝑡ℎ [1.4]
Trong đó nc: số người chết, nth: số người bị thương.Theo tài liệu thống kê chính thức cho biết ở các nước, tỷ số này dao động trong khoảng 1/5 đến 1/40.
Ngoài ra hậu quả nặng nề của tai nạn giao thông còn có thể nêu rõ ràng bằng số người chết và người bị thương trong mỗi vụ tai nạn giao thông.Để xác định tổn thất về tai nạn giao thông có thể xây dựng các cách tính toán về vật chất khác nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tai nạn giao thông có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi nghiên cứu tùy thuộc và sự lựa chọn sự ảnh hưởng của nhân tố nào chính thì có thể xây dựng các mô hình, công thức thực nghiệm cho thấy sự phụ thuộc của tai nạn giao thông vào các nhân tố đó.
Theo nghiên cứu của Smeed (1968): TNGT phụ thuộc chủ yếu vào dân số, số lượng phương tiện cơ giới trong một khu vực/một quốc gia, và có thể được khái quát trong công thức sau:
[1.5]
Trong đó:
TN: Số vụ TNGT đường bộ (vụ)
DS: Dân số của nước, khu vực (dân số) TN = f(DX, SX)
SX: Số lượng xe ôtô của nước, khu vực (xe)
Nhược điểm của mô hình này là ở mức độ vĩ mô, ngoài ra bản thân số lượng phương tiện cũng chưa phải là nhân tố phản ánh chính xác số lượng tai nạn vì còn phụ thuộc người dân sử dụng phương tiện nhiều hay ít. Nếu một khu vực có nhiều phương tiện nhưng tần suất sử dụng rất thấp, thì cũng có thể có rất ít TNGT. Bởi vậy hàm số trên chỉ có ý nghĩa tham khảo trong một số trường hợp nhất định.
Chỉ tiêu tuyệt đối đưa đến khái niệm chung về mức độ thiệt hại, cho phép đưa sự so sánh theo thời gian đối với một khu vực xác định và chỉ rõ mức độ/quy luật thay đổi của nó. Tuy nhiên các chỉ tiêu tương đối khách quan hơn khi so sánh mức độ tai nạn giao thông giữa tỉnh này với tỉnh khác, nước này với nước khác
Thiệt hại trực tiếp làm tổn hại hoặc phá hủy cơ sở vật chất có giá trị (phương tiện, hàng hóa, đường sá, các công trình trên đường). Thiệt hại trực
tiếp gồm:
Sự tổn thất về vận tải.
Thiệt hại phương tiện vận tải.
Thiệt hại đường sá và các công trình trên đường.
Cứu thương và chữa trị người bị thương.
Trả lương và tiền hưu trí cho người nạn và gia đình họ.
Cản trở chạy xe (tắc đường, xe phải chờ đợi). Thiệt hại gián tiếp bao gồm:
Làm mất một phần hoạt hoàn toàn khả năng lao động của người trong một thời gian nhất định.
Thiệt hại về sản lượng do phương tiện cần sửa chữa
Bồi thường tai nạn giao thông.
Trong thực tế thiệt hại gián tiếp do TNGT rất khó lượng hóa và có thể xảy ra trong một thời gian rất dài, với mức độ rộng lớn về không gian. Chẳng hạn vụ chìm tàu tại vịnh Hạ Long cách đây vài năm, đã được báo chí quốc tế
thông tin trên các bản tin của các hãng thông tấn lớn và uy tín trên thế giới như BBC, CNN...sau sự kiện này một trong những hậu quả là sự sụt giảm du khách đến Vịnh Hạ Long nói chung và Việt Nam nói riêng, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, công ăn việc làm trong ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam với thế giới.
Thiệt hại gián tiếp của TNGT là một lĩnh vực đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu, do đây không phải là trọng tâm của đề tài nên đề tài không đi sâu vào phần này.
Sơ đồ 1-2. Thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra
1.2.1.2 Phân tích chất lượng
Phân tích chất lượng tai nạn giao thông phục vụ cho việc xây dựng các nguyên tắc điều tra các trường hợp xuất hiện tai nạn giao thông và mức độ ảnh hưởng.Sự phân tích này làm rõ những nguyên nhân và những nhân tố gây ra tai nạn theo một trong những yếu tố của hệ thống đường bộ.
Trong đa số các nước, dư luận xã hội và thống kê chính thức của các tổ chức chạy xe đường bộ, người ta nhận thấy những nguyên nhân cơ bản của tai nạn giao thông đường bộ là sự cẩu thả, sai sót của người tham gia giao thông
THIỆT HẠI DO TAI NẠN GIAO THÔNG
Thiệt hại trực tiếp Thiệt hại gián tiếp
Tổn thất về vận tải Thiệt hại về phương tiện vận tải Thiệt hại về đường sá và công trình trên đường Cứu thương và chữa trị người bị thương Trả lương và tiền hưu trí cho người bị nạn Làm mất khả năng lao động Thiệt hại về sản lượng do PT cần sửa chữa Bồi thường tai nạn giao thông Cản trở xe chạy
hoặc là hỏng xe. Tổ chức y tế thế giới đã thống kê70-80% tai nạn giao thông đường bộ là lỗi của con người và phụ thuộc vào trình độ của họ.
Khi phân tích tai nạn giao thông đơn giản hơn là tìm những nguyên nhân làm biến đổi tình trạng đường sá, làm mất sự cân đối của hệ thống “ con người - phương tiện - cơ sở hạ tầng - môi trường”, làm cho lái xe trong một khoảnh khắc không điều khiển được phương tiện, không đảm bảo được chế độ chạy xe an toàn. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra do thiếu kinh nghiệm, thiếu lương tâm hoặc là tắc trách trong khi làm nhiệm vụ. Ví như, tai nạn giao thông xảy ra do lỗi kỹ thuật của phương tiện, đường phố được chiếu sáng kém, tình trạng phần đường chạy xe không thuận lợi, lỗi của đèn tín hiệu.
Trong quá trình điều khiển phương tiện, lái xe phải xử lý thông tin giao thông rất đa dạng, phải có phản ứng thích hợp trong thời gian rất ngắn nên có thể phạm sai lầm. Số sai lầm đó tăng lên khi tâm sinh lý của lái xe trong quá trình làm việc bị giảm sút.Phân tích một số lớn các tai nạn giao thông thấy rằng mỗi tai nạn giao thông xảy ra thường do một số nguyên nhân tác động. Trong quá trình diễn biến của tai nạn giao thông ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân không giống nhau và có thể không đồng thời tác động.
Theo tài liệu thống kê thế giới, sự phân bố nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chia ra:
- Vì sự hoạt động không đúng nguyên tắc của con người chiếm 60-70% - Vì sự không thuận tiện của đường sá, điều kiện đường sá không phù hợp với điều kiện chạy xe chiếm 20-30%.
- Vì kỹ thuật phương tiện chiếm 20-30%.
1.2.1.3Phân tích trắc đạc
Phân tích trắc đạc được dùng đối với những chỗ tập trung xuất hiện tai nạn giao thông nhiều (giao lộ đường vượt, đường phố …), được thể hiện bằng bản đồ thông thường của một vùng, một thành phố hoặc cả nước theo một tỷ lệ phù hợp. Trên bản đồ này đánh dấu những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông để cảnh báo cho người tham gia giao thông hoặc để cho các cơ quan liên quan tìm biện pháp khắc phục. Cũng có thể đánh dấu những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông (điểm đen) cho từng đoạn đường hoặc cả tuyến đường.