Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 64)

Cho phép người dân/người tham gia giao thông phản hồi về thực trạng cơ sở hạ tầng bằng việc công bố một số điện thoại/địa chỉ liên hệ (quảng cáo trên tivi, trên các trang web đưa đến từng cơ quan trường học…) để người dân có thể gọi đến khi họ phát hiện có sự cố về cơ sở hạ tầng. Hệ thống này cần có khả năng ghi lại toàn bộ các cuộc gọi về thời gian và nội dung để có thể đánh giá được năng lực xử lý tình huống của cơ quan quản lý.

Ngoài ra cần có định mức thời gian cụ thể cho quá trình xử lý của cơ quan quản lý. Cùng với việc quy định rõ trách nhiệm thì cơ quan quản lý cũng phải được phân bổ đủ nguồn lực và quyền hạn để có thể xử lý tình huống theo thời gian đã định mức. Đồng thời, việc phản hồi thông tin phải được thực hiện một cách dễ dàng nhất (với một số điện thoại liên hệ duy nhất trên toàn quốc/có thể nhắn tin). Ở các nước phát triển giải pháp thông tin từ người dân phát huy tác dụng rất lớn, nhiều tai nạn thảm khốc đã được ngăn chặn kịp thời do cơ quan quản lý kịp thời xử lý từ thông tin của người dân.

Cùng với các giải pháp trực tiếp ở trên, các giải pháp gián tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường an toàn giao thông. Phần lớn các giải pháp gián tiếp tập trung tác động vào chi phí đi lại qua đó thay đổi hành vi lựa chọn về sở hữu và sử dụng của người dân. Chẳng hạn nếu có trợ giá, chi phí đi lại cho VTHKCC sẽ ở mức thấp, qua đó thu hút được nhiều người dân đi lại bằng VTHKCC, góp phần nâng cao an toàn về giao thông.

Một chính sách bảo hiểm giao thông vận tải hợp lý cũng góp phần thay đổi hành vi tham gia giao thông (nâng cao ý thức tham gia giao thông, tuân thủ luật giao thông, sử dụng phương tiện một cách hợp lý qua đó nâng cao an toàn về giao thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)