Tổng quan về các giải pháp đồng bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 54)

1.3.1.1 Khái niệm và các giải pháp đồng bộ

a.Khái niệm: Theo từ điển tiếng Việt, đồng bộ được hiểu là những chuyển động có cùng chu kì hoặc cùng tốc độ, được tiến hành trong cùng một thời gian, tạo ra một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.Hiểu theo nghĩa rộng hơn bản chất của đồng bộ là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng của một chỉnh thể.Đồng bộ có thể được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau:

-Đồng bộ về mặt thời gian: Các hoạt động giải pháp được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian nhằm hướng tới một mục tiêu nhất định.

-Đồng bộ về mặt không gian: Các đặc điểm của giải pháp được thực hiện giống nhau, nhịp nhàng ăn khớp trong một phạm vi nhất định về không gian.

-Đồng bộ về mặt chủ thể thực hiện: Được thực hiện bởi một tập thểthống nhất về chủ trương đường lối, giữa các bộ phận có sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng tạo nên một sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện.

-Đồng bộ về đối tượng bị quản lý: Áp dụng lên toàn bộ một số đối tượng bị quản lý nhất định.

-Đồng bộ về nội dung: Các giải pháp bao gồm tất cả các nội dung có liên quan để hướng tới một mục tiêu nhất định.

b.Giải pháp đồng bộ: Trong tổ chức quản lý, nhiều trường hợp thực tế cần phải có những giải pháp đồng bộ để giải quyết được vấn đề.Giải pháp đồng bộ là sự kết hợp các giải pháp đơn lẻ, theo các tiêu chí nhất định ở phía trên như về mặt thời gian, không gian, đối tượng quản lý, đối tượng bị quản lý và các nội dung của giải pháp để đạt được kết quả nhất định của chủ thể quản lý.

Trường hợp 1: để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có thể thực hiện một trong hai giải pháp: tăng phần doanh thu hoặc giảm chi phí. Giải

pháp đồng bộ là có thể thực hiện cả hai giải pháp đồng thời tăng thu và giảm chi để đạt được kết quả cao hơn.

Trường hợp 2: để tuyên truyền cho một chủ trương chính sách lớn của chính phủ, có thể thực hiện tại từng địa phương vào từng thời điểm khác nhau. Tuy nhiên nếu chủ trương này được thực hiện vào cùng một thời điểm trên tất cả các địa bàn trên của cả quốc gia một cách đồng bộ thì hiệu ứng thu hút sự chú ý của công luận và tác dụng đem lại sẽ lớn hơn rất nhiều so với trường hợp thực hiện đơn lẻ.

Trường hợp 3:để nâng cao hiệu quả giảng dạy tại trường, có thể nâng cao dân trí và khả năng học cho sinh viên, hoặc nâng cao trình độ của giảng viên hoặc đầu tư vào cơ sở vật chất, nhưng cũng có thể thực hiện đồng bộ cả ba giải pháp trên để đạt được kết quả cuối cùng lớn hơn và nhanh hơn.

Như vậy có thể thấy, giải pháp đồng bộ là sự kết hợp có chủ đích của một hoặc nhiều giải pháp để đạt được một mục tiêu nhất định. Trong an toàn giao thông, các giải pháp đồng bộ có một vai trò cực kỳ quan trọng, do tai nạn giao thông có thể là nguyên nhân của nhiều yếu tố khác nhau kết hợp và cộng hưởng, bởi vậy triển khai đồng bộ các giải pháp sẽ có tác dụng lớn hơn trong việc tăng cường an toàn giao thông.

1.3.1.2 Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT:

Trong lĩnh vực GTVT, giải pháp đồng bộ có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau:

-Đồng bộ về các yếu tố trong hệ thống GTVT: Người lái, phương tiện, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác (tổ chức quản lý, môi trường văn hóa, xã hội) -Đồng bộ về các yếu tố trong cùng một phương thức vận tải như giữa các hệ thống đường (quốc lộ, đường tỉnh…), giữa cầu và đường, giữa đường và hành lang an toàn, giữa giao thông động và giao thông tĩnh; giữa CSHT giao thông và phương tiện…

-Đồng bộ về nội dung: Quản lý kỹ thuật phương tiện, chất lượng hạ tầng, quản lý nhân tố con người, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.

-Đồng bộ giữa các phương thức vận tải: các giải pháp được triển khai đồng thời với các phương thức vận tải trong hệ thống giao thông, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy (nội địa/ biển) đường hàng không về tải trọng tĩnh không, khổ giới hạn.

-Đồng bộ về thời gian và không gian: các giải pháp được triển khai đồng thời về thời gian và rộng khắp trên toàn bộ một địa giới hành chính: quận huyện/tỉnh/thành phố/khu vực và trên toàn bộ quốc gia. Đồng bộ về thời gian cũng có thể được hiểu là sự thống nhất và kết hợp hiệu quả từ khâu quy hoạch cho đến triển khai thực hiện và sau khi vận hành khai thác, bảo dưỡng.

-Đồng bộ giữa các đối tượng quản lý: cấp Chính phủ, Bộ GTVT, các Sở GTVT, các quận huyện.

Sơ đồ 1-3. Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT 1.3.2 Các giải pháp hạn chế tai nạn về mặt con người

Một số giải pháp liên quan trực tiếp đến con người được trình bày ở dưới đây:

1.3.2.1 Các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra

a.Giải pháp về mặt con người: Điều khiển phương tiện khi uống rượu bia là một vấn đề không mới và đã có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này. Giải pháp tổng thể đã có từ những năm 1970. Mặc dù người lái biết họ có thể bị kiểm tra bắt và có thể bị phạt, mặc cho sức ép của cộng đồng về vấn đề này ngày càng mạnh mẽ, tỷ lệ số người lái xe uống rượu bia gây tai nạn vẫn chiếm tới ¼ tổng số vụ tại nạn tại Châu Âu.

Vấn đề cốt lõi là giới hạn về nồng độ cồn mà pháp luật cho phép nên thấp hơn 0.5g/l hoặc thấp hơn đối với phần lớn người lái. Tuy nhiên do năng

Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT Đồng bộ về yếu tố trong hệ thống GTVT Đồng bộ về yếu tố trong cùng một phương thức Đồng bộ về nội dung Đồng bộ giữa các phương thức vận tải Đồng bộ về thời gian và không gian Đồng bộ giữa các đối tượng quản lý

lực có giới hạn của lực lượng cảnh sát, điều này gây khó khăn cho việc phát hiện ai là người có nồng độ cồn nguy hiểm nhất. Lý tưởng nhất mức cồn cho những người mới lái xe nên là 0 hoặc chỉ trên 0 một chút, nhiều quốc gia đã áp dụng mức độ 20 mg/100 ml.Có một số giải pháp có thể áp dụng:

- Kiểm tra hơi thở một cách ngẫu nhiên chứ không phụ thuộc vào người có dấu hiệu cao.

- Thực hiện nhiều cuộc kiểm tra ngay trên đường một cách ngẫu nhiên. - Có thể phát triển và lắp đặt các khóa khởi động trong những xe vi phạm nghiêm trọng lần đầu tiên. Ngoài ra những người vi phạm sẽ cần phải học lại lý thuyết để có chứng chỉ.

- Có chiến dịch tuyên truyền và giáo dục (cho tất cả các nhóm dân cư) dựa trên các nghiên cứu khoa học.

- Nâng giới hạn độ tuổi có thể mua rượu bia và cấm hoàn toàn việc bán rượu bia tại các trạm xăng và cà phê trên đường.

- Tạm giữ và tịch thu phương tiện, phạt tù với những trường hợp tái vi phạm ở mức nghiêm trọng.

Ngoài ra có thể cân nhắc đến các giải pháp kiểm tra nhanh của cảnh sát mà không cần thiết bị trong kiểm tra sơ bộ (trong đó có các nội dung kiểm tra đi thẳng, giữ thăng bằng, khả năng tập trung...), giải pháp nâng cao tính công khai minh bạch và trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ, cũng như các giải pháp xử lý lũy tiến như tích điểm, treo bằng...

b.Các giải pháp về thắt dây an toàn:Nên tăng mức phạt với những người không thắt dây an toàn; Cảnh sát nên thực hiện thêm các giải pháp kiểm tra tại các chốt, đặc biệt đối với hành khách ngồi ghế sau:

Có thể cung cấp các trợ giúp và đào tạo về sử dụng dây an toàn Người lái cần đảm bảo tất cả hành khách đều thắt dây an toàn

Những doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt hơn việc lái xe công vụ không sử dụng dây an toàn

Các chiến dịch quảng cáo sử dụng dây an toàn nên được tiến hành thường xuyên bởi các cơ quan có liên quan của địa phương và chính phủ.

Các thông tin chuyển đến người lái đặc biệt là thông tin trực tuyến về tỷ lệ người thiệt mạng không đeo dây an toàn.Công tác đào tạo sát hạch lái xe cần tăng cường nội dung thắt dây an toàn.

c.Giải pháp giáo dục, tuyên truyền và xử phạt nếu:

-Đi không đúng tốc độ; Sử dụng rượu bia

-Những người suy giảm khả năng lái xe mà không có báo cáo cho cơ quan quản lý; Có giải pháp hỗ trợ những người trẻ mới lái xe cũng như có cơ chế về kinh tế để điều tiết hành vi tham gia giao thông của những lái xe trẻ mới nhận bằng.

-Tăng cường công tác đào tạo sát hạch và cấp phép lái xe: đây là một vấn đề lâu dài và luôn cầnphải hoàn thiện.

1.3.2.2 Các giải pháp khi lái xe:

Tuân thủ việc sử dụng các thiết bị an toàn và nguyên tắc an toàn là một trong những mấu chốt quan trọng để nâng cao an toàn giao thông. Rất nhiều vụ va chạm xảy ra do người lái không tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong chuyển làn như: quan sát-xin đường-chuyển làn

Dây an toàn là một giải pháp kỹ thuật giúp góp phần giảm mức độ thiệt hại đặc biệt về con người.Ghế an toàn cho trẻ em là một giải pháp được các nước phát triển áp dụng từ lâu. Trong giải pháp này người lái phải có trách nhiệm có ghế ngồi phù hợp cho trẻ em ở từng lứa tuổi.

1.3.2.3 Các giải pháp sau khi tai nạn xảy ra

Các kỹ năng của nhân viên cứu hộ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp hồi phục nạn nhân, cấp cứu, dịch vụ y tế khẩn cấp: có thể góp phần giảm thiểu thiệt hại về người.

Các kỹ năng hô hấp và cấp cứu tại hiện trường: có thể tạo sự khác biệt đáng kể, đặc biệt trong trường hợp nạn nhân bị hôn mê và bị ngất. Bởi vậy các kỹ năng cho người lái xe trong sơ cứu đóng vai trò rất quan trọng;

Kế hoạch phản ứng với tình huống khẩn cấp: Cơ quan quản lý cần thường xuyên tập dượt ứng phó với những tình huống khẩn cấp.

1.3.2.4 Tính đồng bộ trong nhân tố con người

Phần lớn các nghiên cứu về an toàn giao thông đều chỉ ra rằng con người là nhân tố chính gây ra tai nạn. Trong các nghiên cứu và thống kê cả ở

trong và ngoài nước, nhân tố con người là nguyên nhân dẫn tới va chạm chiếm tới 70-80% tổng sốnguyên nhân. Con số này cho thấy tầm quan trọng của nhân tố con người và sự cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ về nhân tố con người trong đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở các nhân tố con người trong những tài liệu nghiên cứu trước đây, luận ántiến hành tổng hợp nhân tố con người trên góc độ đồng bộ như sau:

a.Con người trong nhân tố con người:

Trong nhân tố con người, người lái là yếu tố quan trọng nhất. Những hiện tượng như chạy xevượt quá tốc độ giới hạn, lạng lách, ngủ quên, đi sai làn, chuyển hướng không quan sát… đều đến trực tiếp từ người điều khiển phương tiện.

Tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng nhân tố con người còn bao gồm toàn bộ lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, phụ xe, thợ bảo dưỡng sửa chữa, lao động gián tiếp có liên quan đến hoạt động vận tải. Nhân tố con người cũng bao gồm toàn bộ người tham gia giao thông trên đường. Như vậy có thể thấy trong nhân tố con người bao gồm nhiều đối tượng có liên quan, rộng khắp và bao gồm cả người tham gia giao thông khác.

b.Nhân tố con người trong nhân tố phương tiện:

Nhân tố con người ảnh hưởng đến phương tiện ở nhiều giai đoạn, bao gồm con người trong thiết kế phương tiện, chế tạo, xây dựng quy trình BDSC phương tiện, quy trình kiểm định an toàn đối với phương tiện vận tải.

Khi phương tiện được đưa ra khai thác hoạt động, con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điều kiện kỹ thuật tốt của phương tiện, như bảo dưỡng đúng quy định, kiểm tra kỹ thuật phương tiện trước chuyến đi. Những nguyên nhân về phương tiện như hỏng phanh, mất lái…mặc dù không phải là nhân tố con người trực tiếp, suy cho cùng là do con người không tuân thủ hoặc làm không đúng các quy định về bảo dưỡng sửa chữa và kiểm tra phương tiện trước khi lưu hành.

c.Nhân tố con người trong cơ sở hạ tầng:

Về mặt cơ sở hạ tầng, yếu tố con người có thể ảnh hưởng gián tiếp ở rất nhiều khâu, từ nhân tố con người trong khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, khai thác vận hành và bảo trì công trình…chất lượng con người kém trong bất cứ một khâu nào ở trên đều có thể dẫn đến công trình

giao thông kém chất lượng, qua đó ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Cụ thể về các khâu:

Trong quy hoạch: nhân lực không có trình độ phù hợp có thể dẫn đến phương án quy hoạch không bền vững, người dân sử dụng nhiều phương thức vận tải kém an toàn (xe máy), trong khi người lập quy hoạch có kiến thức tốt sẽ giúp hướng tới một mô hình GTVT bền vững, với các phương thức vận tải có tính năng an toàn cao như đường sắt, xe buýt…góp phần đáng kể cải thiện an toàn giao thông.

Trong thiết kế: Ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các thiết kế và các vật liệu có tính an toàn cao.

Trong thi công xây dựng: ảnh hưởng đến chất lượng công trình, qua đó có thể dẫn tới sụt lún, ổ gà, rút ngắn thời gian khai thác, tuổi thọ công trình...

Trong khai thác vận hành: Nhân lực tốt sẽ có khả năng áp dụng các giải pháp tổ chức khai thác cơ sở hạ tầng hợp lý, an toàn và ngược lại.

Trong bảo trì:không bảo trì đúng chu kỳ sẽ tốn kém chi phí sửa chữa lớn hoặc phải cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại trước thời hạn docông trình sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn GT trên đường.

Đây chính là những nội dung sẽ được phân tích và đề xuất giải pháp trong chương 3.

1.3.3 Các giải pháp hạn chế tai nạn về mặt cơ sở hạ tầng

1.3.3.1 Các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra và tại hiện trường

Cơ sở hạ tầng, cùng với con người và phương tiện, là một trong ba nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông. Để giảm tai nạn giao thông từ góc độ cơ sở hạ tầng, thế giới đã phát triển các giải pháp rất bài bản và có thể áp dụng trong mọi trường hợp, trong đó có Việt Nam. Các giải pháp này có thể được tóm tắt như sau:

a.Về mặt quy hoạch cơ sở hạ tầng

Quy hoạch tốt sẽ làm giảm đáng kể tai nạn giao thông. Đây là một trong những giải pháp gốc cho vấn đề an toàn giao thông. Thực tế cho thấy rất nhiều tai nạn giao thông thảm khốc gần đây là do xe chở container gây ra do phải đi chung làn với giao thông hỗn hợp. Các xe container này thường di chuyển trên các trục chính từ nơi sản xuất (khu công nghiệp) đến nơi tiêu thụ (nhà

máy/cảng biển). Nếu giữa khu công nghiệp chính và cảng biển có một tuyến đường sắt vận hành tốt, nhanh và rẻ hơn đường bộ các chủ hàng sẽ chuyển sang đường sắt, và do đó các tai nạn về giao thông đường bộ do xe container gây ra sẽ giảm xuống một cách đáng kể.

b.Giải pháp quy hoạch về phương thức vận tải

Giải pháp về quy hoạch nhằm góp phần phát triển hài hòa các phương thức vận tải qua đó tập trung phát triển các phương thức vận tải có tính năng an toàn cao hơn, kết hợp và hỗ trợ cho vận tải đường bộ, qua đó nâng cao an toàn giao thông đường bộ.

Quy hoạch làmột trong những giải pháp gốc quan trọng nhất cho vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)