1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ thiệt hại
Đánh giá mức độ thiệt hại từ các tai nạn giao thông là một lĩnh vực rất phức tạp và đến nay thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.Thiệt hại từ tai nạn giao thông có thể được chia thành hai loại thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản:
Thiệt hại về người: Loại thiệt hại này rất khó lượng hóa, phần lớn các nước trên thế giới dùng phương pháp GDP bình quân đầu người để lượng hóa.Tuy nhiên các quốc gia khác nhau có quan điểm khác nhau về vấn đề này và có những định mức khác nhau.
Theo góc độ thiệt hại về người, để đánh giá mức độ an toàn giao thông, thế giới thường dùng 3 chỉ tiêu cơ bản sau:
-Tỷ lệ số người thiệt mạng do tai nạn giao thông/100.000 người dân; -Tỷ lệ số người thiệt mạng do tai nạn giao thông/100.000 phương tiện cơ
giới;
-Tỷ lệ số người thiệt mạng do tai nạn giao thông/1.000.000.000 HK.km hoặc phương tiện.km
Số lượng người chết được thống kê theo tiêu chuẩn khác nhau, có quốc gia chỉ thống kê số người thiệt mạng ngay tại hiện trường, có quốc gia thống kê số người thiệt mạng trong vòng 6 ngày, hoặc 15 ngày sau khi xảy ra va chạm. Các quốc gia phát triển thường 30 ngày sau khi va chạm. Theo tiêu chuẩn này một người thiệt mạng do chấn thương từ va chạm giao thông trong vòng 30 ngày kể từ khi họ có va chạm được tính là thiệt mạng do vụ tai nạn GT đó.
Chỉ tiêu thứ nhất được dùng để đánh giá an toàn giao thông tổng thể của xã hội, chỉ tiêu thứ hai và thứ ba dùng để đánh giá đánh giá mức độ an toàn của dòng giao thông (có tính đến số lượng phương tiện và cường độ sử dụng phương tiện/lượng luân chuyển). Một quốc gia có tỷ lệ thiệt mạng/100.000 dân thấp không đồng nghĩa với việc giao thông tại quốc gia đó an toàn vì mức độ an toàn giao thông còn phụ thuộc vào việc quốc gia đó có nhiều phương tiện cơ giới không, và mức độ sử dụng phương tiện cơ giới như thế nào (Thống kê cho thấy càng có nhiều phương tiện và càng sử dụng phương tiện nhiều thì khả năng xảy ra va chạm càng lớn).
Thiệt hại về tài sản, phương tiện, các dịch vụ hỗ trợthiệt hại, và các chi phí xã hội phải chi trả có thể được lượng hóa được tương đối chính xác vì các nước đều có các định mức và đơn giá cho từng hạng mục công việc cụ thể.
1.2.2.2 Lượng hóa mức độ thiệt hại từ tai nạn giao thông
Trên cơ sở các chỉ tiêu, cách tính toán, có thể tiến hành lượng hóa thiệt hại từ tai nạn giao thông. Thiệt hại này gồm hai dạng:
-Thiệt hại về người. -Thiệt hại về tài sản.
Về nguyên tắc, toàn bộ các chi phí liên quan đến việc khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông đều cần được tính vào các chỉ tiêu trên.Ngoài ra các vụ tai nạn giao thông chưa được thống kê cũng cần được đưa vào tính toán. Nội dung này đặc biệt quan trọng với các quốc gia đang phát triển vì có nhiều vụ tai nạn giao thông không được báo cáo và thống kê đầy đủ.
1.2.2.3 Các phương pháp đánh giá
Theo các yếu tố ảnh hưởng đến ATGT, có 2 phương pháp đánh giá cơ bản là định tính và định lượng.Phương pháp đánh giá định tính là đánh giá bằng cảm nhận, theo ý kiến chủ quan của người đánh giá đối với đối tượng bị đánh giá. Phương pháp đánh giá định lượng là lượng hóa được bằng các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chí, chỉ tiêu này có thể thực hiện được bằng chỉ tiêu hiện vật (như số vụ tai nạn, số người chết, bị thương, tài sản bị mất, hư hỏng) hoặc bằng tiền VND, USD…
1.2.2.4 Các tiêu chí đánh giá an toàn giao thông
Để đánh giávề mức độ ATGT đường bộ theo các tiêu chí (các yếu tố ảnh hưởng đến ATGT) sau: con người, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông và các yếu tố khác như môi trường. Các yếu tố khác có thể là kết hợp 2 hay 3 yếu tố trên hoặc không nằm trong 3 yếu tố nêu trên hoặc chưa xác định được. Các yếu tố liên quan đến ATGT có thể phân loại theo rất nhiều mức, cụ thể về:
CSHT GTbao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng; theo cấp đường như trên cao tốc, trên đường cấp I đến cấp VI; theo phạm vi loại đường có: trong đô thị, ngoài đô
thị, đồng bằng, trung du, miền núi; theo cấu thành có đoạn đường thẳng, đoạn cong, dốc, trên cầu, trên đường và nút giao…
Về theo loạiphương tiệnbao gồm: xe cơ giới (ô tô, xe máy), xe thô sơ; xe tải, xe khách, xe chuyên dùng; theo độ tuổi (niên hạn): xe mới, xe cũ, rất cũ; theo phạm vi hoạt động có trong nước (nội tỉnh, liên tỉnh, nội đô, ngoại ô), quốc tế; số lượng xe đăng ký, số lượng xe hoạt động; số lượng xe theo vùng…
Về con ngườibao gồm: theo độ tuổi, theo giới tính; theo thành phần lái hay tham gia giao thông khác như phụ xe, bảo trì, hành khách, đi bộ; theo chức năng nhiệm vụ như tổ chức quản lý giao thông, kinh doanh vận tải, tuần tra kiểm soát, cưỡng chế thi hành….
Về môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên,môi trường xã hội, khí hậu, thời tiết…
Các yếu tố khác: văn hóa giao thông, tập quán… Có thể các tiêu chí, chỉ tiêu được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 1-5. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá mức độ ATGT (mất ATGT)
T T
Tiêu
chí Chỉ tiêu Đơn vị Thể hiện
1 Con người
1.Lượng luân chuyển hoặc số km lái xe an toàn, mất ATGT)
Xe.km , km
Tổng số p.tiện x km, tổng số km an toàn
2. LX phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn % Số vụ/tổng số vụ 3. LXtránh vượt sai quy định % Số vụ/tổng số vụ 4. LX chạy quá tốc độ quy định % Số vụ/tổng số vụ 5. Đào tạo LX, 6. Sát hạch, 7. cấp GPLX Số LX, GPLX Số lượng người, CSĐT, SHLX Số lượng GPLX 8. Số LX thắt dây an toàn (ô tô),
9. đội mũ bảo hiểm (xe máy) Người Tổng số người 10. LX có độ cồn trong máu quá quy định,
sử dụng điện thoại di động
Người Số lượng 11. Số người đã tuyên truyền, giáo dục P.luật Người Tổng số tiền
12. Số tiền cưỡng chế xử phạt thu được VNĐ Tổng số tiền thu được 13. Lái xe cơ giới không có GPLX Người Tổng số (%/số GPLX)
2
Cơ sở hạ tầng giao thông
14. Số km đường cao tốc, chính yếu km Tổng số 15. Số km đường chất lượng tốt,
16. được bảo trì
Km, % Km, %
Km, km/tổng số; Km hoặc % vốn/nhu cầu 17. Số vụ tai nạn trên 100.000 Km đường km Số vụ/100.000
18. Số điểm đen Tổng số
19. TNGT theo hệ thống, loại đường Km, % Tổng số 20. TNGT theo địa phương (tỉnh, vùng) Vụ Tổng số 21. TNGT theo dạng đoạn đường (thẳng, Vụ Tổng số
T T
Tiêu
chí Chỉ tiêu Đơn vị Thể hiện
cong, dốc, giao cắt, tách nhập làn)
22. Thiết bị ATGT (hiện có, còn thiếu) Chiếc Tổng số 3 Phươn
g tiện GT
23.Tổng số phương tiện đã đăng ký, 24. đăng kiểm
xe Tổng số 25. Thiết bị an toàn trên phương tiện Chiếc Tổng số 26. Vụ TNGT theo loại phương tiện Vụ Tổng số 27. Tổng số lượng phương tiện theo loại Chiếc Tổng số 4 Môi trường, kết hợp 2-3 yếu tố trên và yếu tố khác
28. Môi trường tự nhiên theo loại địa hình (Đồng bằng, Trung du, Miền núi)
29. Môi trường địa lý, xã hội, văn hóa GT
30. TNGT ở trong hay ngoài đô thị % Vụ/T.số vụ theo năm 31-34. Kết hợp 2-3 tiêu chí chính (con
người, CSHT, phương tiện tham gia GT)
vụ Tổng số theo năm 35. Do thiên tai, khí hậu, thời tiết Vụ, % Tổng số theo năm, %
5
Tiêu chí chung
36. Tổng số xe cơ giới (ô tô)/100.000 dân Chiếc Năm
37. Số vụ tai nạn/100.000 dân Bình quân năm
38. Số vụ tai nạn Vụ Tổng số theo năm
39. Số người tử vong Người Tổng số theo năm 40. Số người tử vong trên 100.000 dân Tr. bình theo năm 41. Số người tử vong trên 1 triệu Hk.km Tr. bình theo năm 42. Số người bị thương Người Tổng số theo năm 43. Số tài sản bị thiệt hại VNĐ Tổng số theo năm 44.Ước tính tổng thiệt hại (quy đổi) VNĐ, % Tổng, % của GDP