Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 84)

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm- pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, dài 1.650 km theo hướng Bắc Nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. Theo kết quả ước tính của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2013 là 89.7 triệu người.

Cơ sở hạ tầng Người lái

Bảng 2-2.Thống kê dân số của Việt Nam qua các năm

Năm Dân số (1000 người) Mật độ dân số (ng/Km2)

2002 79.537.700 240 2003 80.467.400 243 2004 81.436.400 246 2005 82.392.100 248 2006 83.311.200 251 2007 84.218.500 254 2008 85.118.700 257 2009 86.025.000 259 2010 86.932.500 262 2011 87.840.000 265 2012 88.772.900 268 2013 89.708.900 270

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trong một sốnăm gần đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức xấp xỉ 6%, Việt Nam là một trong những nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn trong khu vực (Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT, tính chung trong năm 2013, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD); Năm 2013Tổng giá trị sản lượng đạt 3584261 tỷ đồng (xấp xỉ 170 tỷ USD); Cơ cấu kinh tế trong GDP: Công nghiệp - xây dựng: 38,3%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 18,3%; Dịch vụ: 43,1%. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế đang giảm dần, trong khi tỷ trọng các ngành dịch vụ đang tăng.

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí đắc địa về giao thông, với đường bờ biển dài, và biển Đông là khu vực trọng yếu của hàng hải quốc tế. Theo phát biểu của Thủ tướng tại Sangrila 2013, lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông.

Việt Nam có tiềm năng để phát triển một hệ thống vận tải đa phương thức gồm đầy đủ các phương thức vận tải đường bộ, sắt, thủy, hàng không và vận tải đường ống trên cả phạm vi nội địa, quốc tế và hoàn toàn có thể trở

thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn trong khu vực và trên thế giới. Đây là một thuận lợi lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Về mặt giao thông, quá trình phát triển của Việt Nam có nhiều bước thăng trầm, với hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, và cuộc kháng chiến chống Mỹ khoảng 30 năm. Trong những khoảng thời gian này, mặc dù có những tác động tiêu cực của chiến tranh, việc giao lưu với các nền văn hóa phương tây cũng có tác dụng tích cực trong việc giúp một bộ phận người dân có lối sống đô thị, tiếp cận với phong cách làm việc công nghiệp và hệ thống giao thông vận tải hiện đại. Đây cũng là những nhân tố cần tính đến khi đề xuất các giải pháp đảm bảo ATGT ở các phần sau.

Tại TP HCM người dân có lối sống đô thị trong một thời gian dài, quen với cách thức tham gia giao thông theo đèn tín hiệu, bởi vậy ý thức chấp hành đèn tín hiệu giao thông tốt hơn các khu vực khác, do đó việc áp dụng các giải pháp phân làn tín hiệu phức tạp nhưng an toàn hơn cũng sẽ dễ dàng thực hiện hơn các khu vực khác. Ngược lại những khu vực từ trước đến nay chưa có/có ít đèn tín hiệu giao thông, việc áp dụng các giải pháp tổ chức quản lý xung đột giao thông qua đèn tín hiệu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do người dân chưa quen với cách điều khiển này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)