Hệ thống tổ chức quản lý về an toàn giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 91)

2.2.4.1.Cấp trung ương

Cấp trung ương có một số tổ chức liên quan đến an toàn giao thông gồm:UBATGTQG: là cơ quan giúp cho Thủ tướng về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông; Bộ GTVT (Vụ an toàn giao thông/Vụ vận tải vận tải/Tổng cục đường bộ): là các đơn vị trực tiếp về quản lý an toàn giao thông cấp trung ương

2.2.4.2.Cấp địa phương

Hệ thống tổ chức quản lý về an toàn giao thông của các tỉnh được tổ chức theo mô hình đồng nhất cho các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ trong đó:

a. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.

b. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Một số chức năng nhiệm vụ chính của Ban an toàn giao thông của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông;

2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.

3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Báo cáo khẩn cấp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBATGTQG về tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; chủ trì việc khắc phục và hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn;

5. Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao.

Mô hình quản lý An toàn GT (Sơ đồ 2-1):Mô hình có ưu điểm là đặt ủy ban dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch tỉnh, nên có thể điều phối các ngành có liên quan cùng thực hiện nhiệm vụ tăng cường an toàn GT trên địa bàn tỉnh. Trong mô hình này, có ba đơn vị cùng tham gia quản lý vấn đề an toàn GT trong hệ thốngGTVT đó là Ban An toàn giao thông tỉnh (có chức năng giúp chủ tịch tỉnh trong các vấn đề về an toàn giao thông), Sở GTVT (cũng có trách nhiệm quản lý GTVT chung, trong đó có vấn đề an toàn giao thông)và Công an tỉnh (tuần tra, kiểm soát, cưỡng chế, xử phạt) bởi vậy dẫn

đến một hệ thống có quy mô lớn và có thể làm chậm quá trình ra quyết định.

Sơ đồ 2-1. Mô hình quản lý an toàn giao thôngtại các tỉnh

Về mặt vị trí trong mô hình quản lý, Ban An toàn giao thông tỉnh có vị trí cao hơn sở (do có chức năng điều phối liên ngành), và Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm nhận. Cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)