Phântích các nguyên nhân dẫn đến TNGT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 50)

1.2.3.1 Nguyên nhân trực tiếp: Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT bao

gồm:

- Uống rượu bia quá mức khi lái xe: các quốc gia khác nhau dùng các tiêu chuẩn khác nhau đối với vấn đề này, một số quốc gia cấm tuyệt đối, trong khi một số quốc gia áp dụng tiêu chuẩn nhất định, thông thường từ 20-80 mg/100 ml máu. Phần lớn các quốc gia đều đồng ý chất uống có cồn là một nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông và đang có xu hưởng kiểm soát chặt chẽ hơn.

-Chạy quá tốc độ cho phép

Chạy quá tốc độ là một nguyên nhân phổ biến gây tai nạn, chiếm tới 30-40% trong tổng số các vụ tai nạn. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới có ba loại tốc độ, tốc độ trong khu vực đô thị (thường là khoảng 50 km/h), tốc độ ở khu vực ngoại ô (khoảng 70-90 km/h) và đường cao tốc từ 110-130 km/h. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ có 59 nước áp dụng giới hạn tốc độ trong đô thị dưới 50 km/h

- Không đội mũ bảo hiểm: Với người điều khiển xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, và tỷ lệ đội mỹ bảo hiểm rất cao, thông thường trên 99%. Tuy nhiên tỷ lệ này giảm đi đối với các nước đang phát triển, chẳng hạn Malaysia có tỷ lệ đội mũ bảo hiểm khoảng 90% trong khu vực đô thị, nhưng giảm xuống 50% tại các khu vực ngoại ô. Đối với người đi xe đạp thì có thể đội hoặc không. Tuy nhiên tại nhiều nước những người đi xe đạp có một hệ thống pháp luật bảo vệ, ngoài ra được ưu tiên trên nhiều phương diện khi tham gia giao thông trên đường.

- Không thắt dây an toàn

Phần lớn các quốc gia đều bắt buộc người lái và hành khách phải thắt dây an toàn (trừ một số tiểu bang của Mỹ). Tỷ lệ thắt dây an toàn cũng khác nhau với từng quốc gia, dao động từ 27% đến 98%. Tuy nhiên phần lớn các quốc gia phát triển có tỷ lệ thắt dây an toàn trên 80%.Đối với hành khách ngồi ghế sau, tỷ lệ thắt dây an toàn dao động rất lớn từ 3-98%, với tỷ lệ trung bình dưới 80%. Các quốc gia Tây Âu và các nước phát triển thường có tỷ lệ thắt dây an toàn rất cao (Anh, Đức, Thụy Điển, NaUy lớn hơn 90%), trong khi các nước như Malaysia có 75% và Campuchi chỉ có 27% người lái xe thắt dây an toàn.

- Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện

Gần như tất cả các nước đều cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện (trừ Thụy Điển và một số tiểu bang của Mỹ). Tuy nhiên phần lớn cho phép sử dụng tai nghe. Số người sử dụng điện thoại khi lái xe dao động trong khoảng 2-10% trong tổng số lái xe.

1.2.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ATGT:

Theo thông lệ, các nguyên nhân trên thường được phân tách thành 4 nhóm chính: con người, phương tiện, hạ tầng và môi trường khác.

a. Yếu tố con người: Yếu tố con người bao gồm lái xe các loại, người đi bộ, hành khách trên xe, cách tổ chức điều hành giao thông và những người sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ.

Yếu tố con người rất quan trọng và là tác nhân gây tai nạn giao thông nhiều nhất. Vì vậy, trước hết phải làm cho người tham gia giao thông có ý thức nắm vững và chấp hành pháp luật giao thông.

Người lái xe cần có đủ kỹ năng lái xe để làm chủ phương tiện,làm chủ tốc độ, có phản xạ và xử lý đúng đắn khi có rủi ro giao thông. Người lái xe phải có chế độ lao động phù hợp để đảm bảo sức khỏe, tinh thần sáng suốt trong quá trình điều khiển phương tiện. Người lái xe phải có hành vi ứng xử đúng, đạo đức nghề nghiệp cao.

b. Yếu tố phương tiện: Đặc tính an toàn của các phương tiện vận tải. Mỗi phương thức vận tải có một đặc tính kỹ thuật khác nhau, do đó có khả năng an toàn khác nhau. Tùy thuộc vào cơ cấu phương tiện của từng khu vực, quốc gia, trọng tâm của giải pháp có thể khác nhau dựa trên việc quốc gia đó sở hữu những loại phương tiện GTVT nào.

Những người đi bộ, đi xe đạp và đi xe máy thường được xếp vào dạng dễ bị tổn thương và nên được ưu tiên khi tham gia giao thông. Xác suất của thiệt mạng trên 100.000.000 hành khách.km được trình bày trong bảng sau :

Bảng 1-6. Xác suất tai nạn của các loại phương tiện vận tải

Phương thức Phương tiện hại/100.000.000 hk.km Tỷ lệ thiệt

Đường bộ 0.95 Xe máy 13.8 Đi bộ 6.4 Xe đạp 5.4 Ô tô 0.7

Xe buýt, ô tô liên tỉnh 0.07

Vận tải thủy nội địa 0.25

Hàng không 0.035

Đường sắt 0.035

Nguồn: Báo cáo an toàn giao thông Châu Âu 2003

An toàn phương tiện GTVTđược thể hiện tổng hợp ở các mặt: - Kết cấu và độ tin cậy của phương tiện

- Khả năng giảm thiểu những lực tác dụng khiva chạm, qua đó giảm thiểu tác động chấn thương đến người tham gia giao thông.

An toàn phương tiện được phân thành các loại: an toàn chủ động, an toàn bị động, an toàn sau tai nạn, an toàn sinh thái, môi trường.

An toàn chủ độnglà khả năng của phương tiện giảm thấp được tai nạn giao thông. Các phương tiện hiện đại thường được trang bị các thiết bị có tính năng an toàn cao như hệ thống chống bó cứng phanh, hoặc hệ thống nhận dạng vật thể vào ban đêm… Đây chính là các yếu tố nâng cao an toàn chủ động của phương tiện.

An toàn bị động là khả năng chống chọi và ổn định trong va chạm của phương tiện. Các tính năng này liên quan đến thiết kế của xe để giảm thiểu tối đa lực tác động trong va chạm. Thông thường tại các nước phát triển, các phương tiện trước khi được bán tại thị trường đều phải trải qua những bước kiểm tra an toàn nghiêm ngặt của cơ quan quản lý.

An toàn sau tai nạn và an toàn sinh thái, môi trường phản ánh các tính năng an toàn sau khi phương tiện va chạm với một phương tiện khác, ví dụ khả năng giảm thiểu cháy nổ từ bình xăng, hay gây ra ô nhiễm môi trường.

c. Yếu tố cơ sở hạ tầng: Trên mỗi đường có thể có nhiều đoạn có tình trạng kỹ thuật, hoặc tình trạng giao thông khác nhau nên có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình chạy xe. Khi đó đòi hỏi lái xe phải chú ý để đưa ra những biện pháp, hành vi điều khiển xe kịp thời và an toàn. Hành vi quan trọng nhất là thay đổi tốc độ cho phù hợp với từng đoạn đường, từng điều kiện giao thông cụ thể. Độ nguy hiểm về tai nạn giao thông tăng lên rõ rệt và tốc độ trung bình của dòng xe giảm đi rõ rệt trong các trường hợp sau:

-Đoạn đường bị xấu đi bất ngờ về các yếu tố hình học và trắc dọc, bề rộng và độ bằng phẳng của mặt đường kém.

-Đoạn đường có những hạn chế về địa hình như những đoạn có độ dốc dài liên tục.

-Tại khu vực đường giao nhau, không gian vượt, chuyển làn, nhập làn, tách làn hẹp.

-Tại những đoạn đường có người đi bộ, xe đạp, xe súc vật kéo.

d. Môi trường: Yếu tố môi trường trong an toàn giao thông bao gồm môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Môi trường xã hội đó là hệ thống pháp luật giao thông, hệ thống tổ chức quản lý giao thông và an toàn giao thông, việc tuyên truyền quy định trong cộng đồng, ý thức chấp hành phápluật

giao thông của người tham gia giao thông. Môi trường tự nhiên là các điều kiện về thời tiết khí hậu (nhiệt độ, mưa bão, sương mù …), điều kiện địa hình…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)