Tổng hợp các giải pháp đồng bộtrong đảm bảo an toàn giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 65)

Những giải pháp khả thi cho từng vấn đề :

Trật tự an toàn giao thông luôn là một trong những điểm nóng trong trật tự đô thị tại các đô thị. Tìm ra đúng nguyên nhân là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo giải pháp được thực hiện thành công. Nếu tìm không đúng nguyên nhân, các giải pháp sẽ chỉ chuyển vấn đề từ chỗ này sang chỗ khác, lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà không giải quyết triệt để vấn đề.

Rất nhiều hiện tượng mất trật tự an toàn giao thông đô thị do hiện tượng nhu cầu đi lại vượt quá công suất hệ thống đường có thể giải quyết được nếu có chiến lược quy hoạch sử dụng đất hợp lý trong đó tạo nên những chuyến đi ngắn, đi bộ và giao thông phi cơ giới, qua đó giảm thiểu số chuyến đi cơ giới trong đô thị.

Có rất nhiều hiện tượng mất trật tự đô thị do vận tải cá nhân gây ra như lạng lách phóng nhanh vượt ẩu, đỗ sai vị trí...., hoàn toàn có thể được giải quyết nếu các đô thị triển khai quy hoạch và thực hiện phát triển vận tải hành

khách công cộng một cách phù hợp với điều kiện của từng đô thị, có chính sách khuyến khích phát triển vận tải đô thị.

Việc dừng đỗ không đúng nơi quy định, trái phép, gây mất trật tự an toàn đô thị có thể được giải quyết nếu có một chiến lược phát triển giao thông tĩnh hợp lý, trong đó có những quy định cụ thể tiêu chuẩn giao thông tĩnh cho từng loại công trình xây dựng, cơ chế khai thác vận hành hợp lý.

Các xe dù, bắt khách dọc đường chèn ép hành khách có thể được giải quyết nếu các đô thị nhanh chóng lập và triển khai quy hoạch các điểm dừng nghỉ dọc theo các tuyến đường chính, trong đó bao gồm quy hoạch về quỹ đất, quy hoạch đấu nối và quy hoạch các khu chức năng chính trong từng điểm dừng nghỉ và công bố quy hoạch để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư khai thác.

Ách tắc giao thông và tai nạn giao thông từ vận tải hàng hóa container có thể được giảm đáng kể nếu các đô thị phát triển cơ sở hạ tầng phục cụ các chuỗi logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của từng thành phố thông qua việc quy hoạch sử dụng đất và không gian hợp lý cho hệ thống thu gom hàng, kho bãi, nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối, đại lý phân phối hàng hóa. Di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố.

Hành vi tham gia giao thông của người dân có thể được cải thiện đáng kể nếu các đô thị nhanh chóng phát triển thị trường bảo hiểm giao thông vận tải cho tất cả các phương thức vận tải, hoàn thiện các quy định có liên quan để dùng mức đóng bảo hiểm như một công cụ điều tiết hữu hiệu quyết định lựa chọn phương tiện cá nhân và hành vi tham gia giao thông của người dân. Với những người tuân thủ pháp luật và không có va chạm sẽ có mức bảo hiểm thấp. Điều này giúp người tham gia giao thông luôn luôn cố gắng tuân thủ pháp luật vì có động lực kinh tế rất rõ ràng.

Các đô thị có thể tiến hành xử lý gián tiếp việc vi phạm luật lệ giao thông (chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, đi sai làn...) qua việc xây dựng hệ thống mã sốbưu chính để tiến hành quản lý phương tiện và người lái theo từng địa chỉ cụ thể, hoàn thiện quy định về đăng ký sở hữu phương tiện và đăng ký đối với người sử dụng phương tiện nhằm hỗ trợ cho việc xử lý vi phạm trên toàn mạng lưới(xử lý qua hình ảnh, gửi giấy phạt đến địa chỉ cụ thể của người sở hữu sử dụng phương tiện). Ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thông tin trong xử lý vi phạm luật lệ giao thông.

Sự thành công của mỗi giải pháp luôn gắn liền với những cam kết mạnh mẽ từ những nhà lãnh đạo cao nhất. Bởi vậy quá trình tổ chức thực hiện cần thuyết phục được những nhà lãnh đạo. Cùng với đó là sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng.

Tổng hợp các giải pháp

Trong các điều kiện khác nhau, có thể áp dụng các giải pháp khác nhau để đạt được những mục tiêu nhất định. Một số trường hợp kết hợp điển hình được trình bày trong hình sau:

Mức 1 : Mức tối thiểu về con người, phương tiện, cơ sở hạ tầng và môi trường khác (trực tiếp liên quan đến an toàn giao thông)

Mức 2 : Mức trung bình thấp, thực hiện với các đối tác liên quan gián tiếp đến an toàn giao thông, (doanh nghiệp, quản lý nhà nước)

Mức 3 : Mức trung bình : thực hiện thêm với các đối tượng như người tham gia giao thông

Mức 4 : Mức tốt, thực hiện các giải pháp ở mức này có thể đem lại hiệu ứng tổng thể ở mức độ cao trên toàn bộ hệ thống.

Mức 5 : Mức tối đa, gần như không có quốc gia nào có thể thực hiện được đồng thời, bởi vậy cần có phân kỳ thực hiện hợp lý

Hình 1-7. Các giải pháp đồng bộ trong đảm bảo an toàn giao thông

Các yếu tố trong bảng được giải thích chi tiết ở phần sau đây :

1.3.6.1 Các giải pháp đồng bộ về con người

P.1 : Các giải pháp liên quan đến trình độ điều khiển phương tiện của người lái và bằng lái xe, cách thức ứng xử và xử lý của lái xe trong các tình huống khác nhau.

P.2 : Các giải pháp liên quan đến phụ xe (kiến thức, tay nghề, trình độ chuyên môn)

P.3 : Các giải pháp liên quan đến thợ BDSC (kiến thức, tay nghề, trình độ chuyên môn)

P.1 Lái xe và quản lý người lái bằng lái Giải pháp đồng bộ mức 1 P.2 Phụ xe P.1

P.3 Thợ BDSC I.6 Con người P.4 Quản lý doanh nghiệp V.2

P.5 Người tham gia giao thông O.4 P.6 Con người trong quản lý nhà nước

P.7 Hành khách

Giải pháp đồng bộ mức 2 P.1/P.4/P.7

I.1 Quy hoạch I.6/I.8 I.2 Thiết kế (phương án/vật liệu…) V.2/V.4 I.3 Thi công xây dựng O.1/O.4 I.4 Giám sát

CSHT I.5 Kiểm định ATGT trước khi khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I.6 Khai thác vận hành Giải pháp đồng bộ mức 3 I.7 Duy tu bảo dưỡng P.1/P.4/P.5/P.7

I.8 Kiểm định ATGT sau tai nạn I.2/I.6/I.8 I.9 Hệ thống sơ cấp cứu V.2/V.3/V.4

O.1/O.2/O.4 V.1 Thiết kế phương tiện

V.2 Tiêu chuẩn an toàn PT quốc gia Giải pháp đồng bộ mức 4 Phương tiện V.3 Kiểm định ATGT phương tiện P.1/P.4/P.5/P.6/P.7

V.4 Kiểm tra kỹ thuật phương tiện (HK) I.2/I.5/I.6/I.8 V.5 Hồ sơ quản lý phương tiện V.2/V.3/V.4/V.5

O.1/O.2/O.4/O.5 O.1 Hệ thống tổ chức quản lý NN

O.2 Văn hóa tham gia giao thông Giải pháp đồng bộ mức 5 Khác O.3 Môi trường kinh tế xã hội P.1/P.2/P.3/P.4/P.5/P.6/P.7

O.4 Hệ thống giáo dục I.1/I.2/I.3/I.4/I.5/I.6/I.7/I.8/I.9 O.5 Bối cảnh quốc tế V.1/V.2/V.3/V.4/V.5

P.4 : Các giải pháp liên quan đến lao động gián tiếp và quản lý trong doanh nghiệp vận tải (trình độ quản lý, kiến thức, tay nghề)

P.5 : Người tham gia giao thông : Kiến thức và thông tin cho quá trình đi lại của tất cả những người tham gia giao thông trên đường (đi bộ, xe đạp, người dân....)

P.6 : Nhân lực trong hệ thống quản lý nhà nước : là những người thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về GTVT và ATGT ở các cấp khác nhau : chính phủ, bộ GTVT, Sở GTVT...

P.7 : Hành khách : kiến thức, cách thức xử lý, phản ứng, và thông tin cho quá trình đi lại của hành khách, (cụ thể và chi tiết hơn của 1.5)

1.3.6.2 Các giải pháp đồng bộ về hạ tầng

I.1 : Các giải pháp về quy hoạch : Ưu tiên phát triển VTHKCC, kiểm soát sử dụng phương tiện cá nhân, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các trạm dừng nghỉ, phát triển các phương thức vận tải có tính năng an toàn cao...

I.2 : Thiết kế : Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế của các nước tiên tiến chắc chắn sẽ giúp nâng cao tính an toàn của công trình. Có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật như phân làn (dùng đinh tán và mắt mèo thay vì dùng sơn như hiện nay), dải phân cách phản quang, khuyến khích ứng dụng các công nghệ vật liệu có đặc tính an toàn cao, và các làn đường cứu hộ và làn dừng khẩn cấp.

I.3 : Thi công và xây dựng : Đảm bảo chất lượng trong thi công xây dựng cũng sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình, qua đó nâng cao an toàn giao thông.

I.4 : Giám sát : Đảm bảo chất lượng trong giám sát xây dựng cũng sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình, qua đó nâng cao an toàn giao thông.

I.5 : Kiểm định an toàn : tại Việt Nam, mặc dù có nội dung nghiệm thu chất lượng công trình trước khi khai thác, nội dung nghiệm thu về an toàn giao thông chưa phải là một nội dung chính bắt buộc và chưa đủ độ chi tiết cần thiết. Điều này dẫn tới tình hình những nguy hiểm tiềm ẩn về mất an toàn giao thông chưa được nhận dạng và xử lý trước khi khai thác công trình.

I.6 : Khai thác vận hành : Tổ chức phân làn hợp lý, kiểm soát tải trọng, ưu tiên VTHKCC, ưu tiên vận tải phi cơ giới và đi bộ, kiểm soát đỗ xe, xác định tốc độ hợp lý, cấm hoặc hạn chế một số loại phương tiện nhất định trong không gian và theo thời gian...đều là những giải pháp trong quá trình khai thác

vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng. Khai thác vận hành có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông luận án sẽ đi sâu tính toán phân tích xác định tốc độ hợp lý của các phương tiện trong quá trính hoạt động ứng với từng điều kiện cụ thể của đường.

I.7 : Duy tu bảo dưỡng :thường xuyên bảo trì công trình theo đúng quy định sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình, qua đó nâng cao an toàn giao thông.

I.8 : Kiểm định sau tai nạn : tiến hành bắt buộc tại những vị trí có tai nạn, qua đó có giải pháp kịp thời để ngăn chặn các tai nạn tiếp theo có thể xảy ra.

I.9 : Hệ thống sơ cấp cứu : cần có một hệ thống sơ cấp cứu đủ khả năng xử lý tình huống: dọc các quốc lộ có thể triển khai hệ thống điện thoại để người tham gia giao thông có thể gọi điện đến trung tâm cứu hộ, cùng mã số về địa điểm/thông tin để nhà quản lý biết chính xác tai nạn đang xảy ra ở đâu. Đồng thời với việc này là hệ thống sơ cấp cứu có điều phối (ở cấp quốc gia) với sự tham gia của các lực lượng cứu hộ đa phương thức.

1.3.6.3 Các giải pháp về phương tiện

V.1 : Các giải pháp về thiết kế phương tiện, nâng cao tính năng an toàn của phương tiện như kết cấu, đèn pha, các trang thiết bị an toàn như túi khí, bảo hiểm...

V.2 : Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn an toàn quốc gia cho từng loại phương tiện trước khi lưu hành

V.3 : Kiểm định kỹ thuật phương tiện định kỳ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật phương tiện

V.4 : Kiểm định kỹ thuật phương tiện của hành khách/người lái : các kiến thức, kỹ năng kiểm tra phương tiện định kỳ, hàng ngày trước khi sử dụng như: kiểm tra còi, đèn, phanh, áp suất lốp xe...

V.5 : Quản lý phương tiện : đảm bảo cơ quan quản lý có thể tiếp cận hồ sơ của từng phương tiện một cách có hiệu quả (phương tiện đăng ký ở đâu, ai là người sở hữu, sử dụng...)

1.3.6.4 Các giải pháp khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O.1 : Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn giao thông : mô hình tổ chức, các đơn vị, trang thiết bị, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, nguồn lực...

O.2 : Văn hóa tham gia giao thông : thói quen, kỹ năng và cách ứng xử các tình huống trên đường một cách hợp lý.

O.3 : Kinh tế : Các công cụ về kinh tế : các loại thuế phí (trước bạ, xăng dầu...), phí (bảo trì, đỗ xe, trông giữ xe...).

O.4 : Hệ thống giáo dục : các nội dung và cách thức truyền tải thông tin đến từng đối tượng nhất định.

O.5. : Bối cảnh quốc tế : sự phát triển của khu vực và thế giới, khoa học công nghệ, giao thông thông minh (ITS)...

1.4 BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG ĐẢM BẢO AN

TOÀN GIAO THÔNG 1.4.1 Bài học thành công

Theo WHO 2004, Thụy Điển làm một nước thành công trong việc tăng cường an toàn giao thông, bằng việc thiết lập một tầm nhìn về an toàn giao thông trong đó coi con người là nhân tố và có giá trị quan trọng nhất, đặt trên toàn bộ các yếu tố khác. Tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước đều có trách nhiệm trong đảm bảo an toàn giao thông (từ người cung cấp dịch vụ vận tải, thanh kiểm tra, người tham gia giao thông....), chấp nhận con người có thể có lỗi, do đó nâng cao tiêu chuẩn và khả năng phản ứng của hệ thống với những lỗi của con người gây ra, và có một cơ chế pháp lý buộc các bên có liên quan phải phối hợp với nhau trong quá trình đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người dân (đảm bảo tính đồng bộ trong nội dung và chủ thể quản lý)

Nếu những năm 1970, Hà Lan là một bài học thất bại về an toàn giao thông, thì ngày nay, Hà Lan đang ở trở thành một hình mẫu về an toàn giao thông, một bài học về thành công để các quốc gia khác chia sẻ, học hỏi. Sau vài thập kỷ kiên trì phát triển vận tải phi cơ giới, vận tải hành khách công cộng, số người thiệt mạng đã giảm xuống 4/100.000 người dân vào năm 2013. Hiện tại Hà Lan là một trong những quốc gia có mạng lưới xe đạp tốt nhất thế giới và cũng làm một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới. Kinh nghiệm về giải pháp đồng bộ trong trường hợp này là ngoài cơ sở hạ tầng, còn có các giải pháp về kinh tế, về pháp lý và về truyền thông phối hợp chặt chẽ với nhau theo một kế hoạch logic và khoa học.

Với Hà Lan, chương trình an toàn bền vững cũng đem lại nhiều kết quả rất ấn tượng. Giống như Thụy Điển, cơ sợ hạ tầng giao thông được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn cao hơn, cân nhắc đến những lỗi có thể của nhân tố con

người, phương tiện có tiêu chuẩn an toàn cao hơn, mọi người được cung cấp thông tin và một hệ thống giáo dục tốt hơn về đảm bảo an toàn giao thông.

Các quốc gia phát triển một hệ thống GTVT bền vững trong đó có những tỷ lệ phù hợp cho GTVT cá nhân, vận tải công cộng, phát triển đô thị theo mô hình sự dụng đất hỗ trợ cho vận tải công cộng với mật độ cao đang có tỷ lệ thiệt mạng do tai nạn giao thông thấp nhất trên thế giới. Hiện nay Hà Lan, Thụy Sỹ, Isarel là những quốc gia có tỷ lệ thiệt mạng từ tai nạn giao thông chỉ ở mức 3-4 người/100.000 dân. Như vậy có thể thấy một trong những bài học về sự đồng bộ là để nâng cao ATGT, không những chỉ tập trung vào giao thông cơ giới mà phải phát triển hài hòa các phương thức vận tải theo xu hướng bền vững, hỗ trợ vận tải công cộng.

Tại Vương Quốc Anh: Chương trình an toàn hơn cho tất cả mọi người là một bước cải thiện ngoạn mục về an toàn giao thông, bao gồm mười mục tiêu cơ bản : an toàn hơn cho trẻ em, người lái an toàn hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, tốc độ hợp lý hơn, phương tiện an toàn hơn, đi xe máy an toàn hơn, người đi bộ an toàn hơn, người cưỡi ngựa an toàn hơn, cưỡng chế vi phạm chặt chẽ hơn và khuyến khích những xu hướng giao thông an toàn hơn.

Áp dụng đinh phản quang để phân làn trên đường cao tốc, tầm nhìn của lái xe có thể nâng lên đến 900 mét, và giảm tới 70% số vụ tai nạn so với trước đó. Các đinh phản quang có thể vận hành ở dải nhiệt độ rộng (-20 độ C tới + 70 độ C), có thể vận hành từ nguồn năng lượng của pin, hoặc năng lượng mặt trời, có khả năng chịu tải tốt và chống nước. Đây là giải pháp có thể áp dụng nhanh chóng trên những tuyến quốc lộ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 65)