Phântích về góc độ khả năng thực thi phápluật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 122)

Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong vấn đề tăng cườngan toàn giao thông đường bộ là nhân tố con người. Phần lớn những nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc đề xuất những giải pháp nâng cao giáo dục tuyên truyền tuy nhiên hiệu quả hiện tại rất thấp.

Một số nghiên cứu trước đây đề cập đến việc tăng cường xử lý vi phạm, tuy nhiên có một thực tế kể cả ở thế giới và Việt Nam là không có một nơi nào có đủ nguồn lực để giám sát và xử lý vi phạm ở mọi nơi, mọi ngõ ngách. Hơn nữa trong trường hợp người tham gia giao thông không tuân thủ quy định thì các giải pháp này vẫn chưa chỉ ra được cần phải làm như thế nào để xử lý tình huống này.

Qua phân tích đề tài nhận thấy nhân tố con người là nhân tố quyết định, đồng thời để tác động đến nhân tố con người thì việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cơ quan công quyền đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật.Ngoài ra việc truyền tải thông tin đến người dân sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao được nhận thức của người dân về lĩnh vực an toàn giao thông.

- Với khu vực loại I: Do người dân đã sống theo lối sống đô thị, công nghiệp hóa cao trong một thời gian rất dài, có ý thức tuân thủ pháp luật trong

thời gian dài nên ý thức tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông ở mức tốt, dễ dàng áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

- Với khu vực loại II: Do người dân đã sống theo lối sống đô thị, công nghiệp hóa cao trong một thời gian khá dài, có ý thức tuân thủ pháp luật nên ý thức tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông ở mức khá tốt, thuận tiện trong việc áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

- Với khu vực loại III:Do người dân đã sống theo lối sống đô thị, công nghiệp hóa cao trong một thời gian nhất định, có ý thức tuân thủ pháp luật nên ý thức tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông ở mức trung bình, khá thuận tiện trong việc áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

- Với khu vực loại IV: Do người dân mới chuyển sang lối sống đô thị, mới làm việc trong môi trường công nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông còn hạn chế, nên việc áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông gặp khó khăn.

- Với khu vực loại V: Do người dân chưa sống theo lối sống đô thị, chưa làm việc trong môi trường công nghiệp hóa cao, ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông còn hạn chế, nên việc áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)