Những kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc kiềm chế TNGT, bao gồm những bài học chủ yếu như sau:
- Cần phải có một cơ quan quản lý ATGT chung đủ mạnh để phối hợp thực hiện các giải pháp ATGT đồng bộ. Đây là cơ quan tham vấn cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm TTATGT.
- Chính phủ là cơ quan chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phải làm tròn trách nhiệm được giao. Lãnh đạo tỉnh hay khu vực là trưởng ban phòng ngừa TNGT, trong đó có các cơ quan liên quan là thành viên.
- Tập trung giải quyết khắc phục các điểm đen, đây là biện pháp trọng điểm khắc phục những khiếm khuyết của KCHTGT.
- Tăng cường cưỡng chế thi hành luật và xử lý vi phạm, tập trung xử lý
ATGT
Kỹ thuật Hành vi
Phương tiện CSHT Quản lý nhu cầu Lái xe an toàn hơn Người lái Thiết kế phương tiện Thiết kế đường
Sử dụng đất Thay đổi phương tiện đi lại
Đào tạo tốt hơn Kiểm soát phương tiện Bảo vệkhi va chạm Giảm tốc độ Thực thi pháp luật Tậptrung khi lái xe Bảo dưỡng kiểm định Chống bó cứngphanh Cưỡng chế Cấmsửdụng điệnthoại Dây an toàn vàmũbảo hiểm Kiểmsoát rượubia
nghiêm các lỗi vi phạm.
- Tăng cường chỉ đạo giảm TNGT tại các khu vực trọng điểm. Các địa phương phải có các biện pháp giải quyết theo đặc thù từng địa phương, Bộ Công an tăng cường giám sát, đôn đốc thực hiện.
- Xây dựng CSDL TNGT hiện đại; phân tích những vụ TNGT đặc biệt quan trọng để rút kinh nghiệm, khắc phục.
- Phát động tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT bằng nhiều hình thức sâu rộng trong cộng đồng, nhân dân.
- Tăng cường giáo dục ATGT trong nhà trường và các cơ sở đào tạo. - Tăng cường năng lực các trạm cấp cứu TNGT trên các tuyến đường chính.
- Phát triển GTVT công cộng, hạn chế số lượng phương tiện cá nhân. - Tăng cường công tác kiểm định các phương tiện tham gia giao thông.
Tóm tắt chương 1.
Qua kết quả các nghiên cứu, có thể thấy, rất nhiều nhân tố tác động đan xen đến an toàn giao thông, bởi vậy cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ phù hợp cho từng trường hợp.
Đảm bảo tính đồng bộ giữa các chủ thể có liên quan có vai trò rất quan trọng, giải pháp muốn pháp huy tác dụng cần phải phù hợp với đối tượng bị quản lý và đối tượng quản lý trong những không gian và thời gian nhất định.
Trong phần lớn các trường hợp nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định, quan trọng nhất. Việc người lái có kiểm soát được tốc độ, điều kiện kỹ thuật của phương tiện và thậm chí quyết định đi như thế nào trong những điều kiện đường sá cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xác suất của tai nạn. Bởi vậy các giải pháp về an toàn giao thông vẫn phải xoay quanh yếu tố con người, và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà yếu tố con người đòi hỏi những giải pháp khác nhau.
Có rất nhiều giải pháp có thể áp dụng, nhưng có thể thấy rất ít quốc gia đủ tiềm lực để áp dụng đồng thời toàn bộ các giải pháp trên.Bởi vậy các quốc gia đều phải có lộ trình và trình tự ưu tiên cho từng giải pháp trong mỗi giai đoạn.Đặc biệt với các quốc gia đang phát triển, các nguồn lực sẽ cần được ưu tiên cho các chương trình trọng điểm quốc gia. Việc lựa chọn giải pháp nào,
ưu tiên thực hiện ra sao sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các giải pháp về an toàn giao thông.
Có thể thấy một trong những bài học thành công nhất trong giảm mạnh tai nạn giao thông là áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp đột phá có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng rộng lớn đến phần lớn các đối tượng trong hệ thống giao thông vận tải.
Tại các nước phát triển, cùng với việc nâng cao chất lượng người lái, là các giải pháp đồng bộ khác với tiêu chuẩn phương tiện, cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng, phát triển đường sắt, đầu tư phát triển hỗ trợ vận tải phi cơ giới với hạ tầng ưu tiên...chính những giải pháp đồng bộ này đã đem đến những kết quả rất ấn tượng về giảm mạnh tai nạn giao thông, nâng cao an toàn giao thông.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ AN TOÀNGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ