Phương tiện vận tải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 89)

2.2.3.1. Phương tiện vận tải đường bộ

Phương tiện vận tải ô tô: Giai đoạn 2006-2012 các loại xeô tô tăng trưởng vượt bậc. Số lượng xeô tô tăng trưởng quá nhanh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải ô tô rất gay gắt. Đối với phương tiện vận tải khách, xe ô tô con tăng 20,19%; xe ô tô khách tăng 4,76%, trong đó xe ô tô khách trên 46 chỗ tăng 3,31%; xe ô tô khách từ 10 - 25 chỗ tăng 3,11%; xe ô tô khách từ 26 - 46 chỗ tăng 11,22%. Đối với xe vận tải hàng hóa, tốc độ tăng trưởng xe ô tô tải là 16,90%; trong đó xe tải dưới 2

tấn tăng 20,18%; xe tải từ 2 - 20 tấn tăng 14,78% và xe tải trên 20 tấn tăng 4,88%.

Phương tiện vận tải ô tô ngày càng được đổi mới, năm 2012 số lượng phương tiện từ 10 năm trở xuống tăng gấp 4 lần số lượng phương tiện có độ tuổi từ 10 năm đến trên 20 năm. Xe ô tô khách được đầu tư mới tiện nghi, hiện đại và đoàn xeô tô ngày càng được trẻ hóa. Tuy nhiên số lượng phương tiện cũ lạc hậu, thiếu tiện nghi vẫn tham gia vận tải chiếm tỷ lệ cao tới 23,3%. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ATGT đường bộ. Ngoài ra, còn khoảng xấp xỉ 40 triệu xe máy đang lưu thông.

Bảng 2-4. Thống kê phương tiện vận tải đường bộ (số liệu 2014)

STT Loại phương tiện Số lượng phương tiện cả nước (chiếc) Mật độ phương tiện cả nước/1000 người 1 Tổng ô tô 1,837,436 20.5 1.1 Xe con 900,027 10 1.2 Xe khách 112,463 1.3 1.3 Xe tải 751,568 8.4 1.4 Xe chuyên dùng 19,996 0.2 1.5 Phương tiện khác 53,382 0.6

2 Mô tô, xe máy 44,078,363 491.3

Mật độ ô tô của Việt Nam còn rất thấp so với thế giới (20 xe/1000 dân) trong khi xe máy đang thuộc loại cao nhất thế giới (xấp xỉ 500 xe/1000 dân).

2.2.3.2. Phương tiện đường sắt, thủy, hàng không

Đường sắt:Hiện có 313 đầu máy với công suất là 412.800 (CV mã lực) với nhiều chủng loại nên khó khăn cho công tác sửa chữa. Đầu máy nhìn chung còn rất lạc hậu, 24% đầu máy có công suất dưới 1000 HP, 33 đầu máy D9E sản xuất từ cách đây 40 năm vẫn đang sử dụng. Tổng số toa xe hàng hiện có 4.898 xe trong đó có 4.853 toa xe dùng được với năng lực chuyên chở là 133.709 tấn. Toa xe do Việt Nam tự đóng, toa xe container thiếu trầm trọng,tổng số toa xe khách hiện có 1.042 xe.

Phương tiện thủy nội địa:

Từ năm 2005 đến năm 2012 số lượng các loại phương tiện vận tải đường sông tăng rất nhanh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, chủ yếu là tàu hàng khô (75%), tàu container rất ít (dưới 1,57%).

Số lượng tàu khách chỉ chiếm 15,75% tổng số đội tàu. Tàu trọng tải nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao trong đội tàu sông cả nước, số phương tiện có sức chở từ 1- 10 tấn/chiếc chiếm khoảng 88% về số lượng.

Phương tiện vận tải biển

Đội tàu biển Việt Nam liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2012, từ 865 tàu với tổng trọng tải 2.571.840 DWT năm 2005 tăng lên 1.284 tàu với 6.564.662 DWT năm 2012. Đội tàu Việt Nam giai đoạn này tăng trưởng theo xu hướng đầu tư các tàu có trọng tải lớn hơn. Tuy nhiên cơ cấu đội tàu biển vẫn chưa hợp lý,tàu hàng khô chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đội tàu, 68,9% về trọng tải, trong khi đó tàu chuyên dùng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé (tàu container chiếm 3,99%; tàu hàng lỏng chiếm 27,11%).

Phương tiện vận tải hàng không:

Đội tàu bay của các hãng HKVN hiện có 99 chiếc thuộc loại tiên tiến, hiện đại trên thế giới, có mức độ tiện nghi và an toàn cao. Tuy nhiên, trong đội tàu bay của các hãng HKVN số lượng tàu bay thuê còn chiếm tỉ lệ cao (chiếm 48,5%) nên dễ bị động và gây xáo trộn trong lịch khai thác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)