Tổng quan chung về Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 95)

2.3.1.1. Vị trí:

Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;Phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; Phía Tây – Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam. Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng

rừng núi Tây Bắc.Ninh Bình có 2 thành phố: Ninh Bình (TP loại II) và Tam Điệp (TP loại III) và 6 huyện, với diện tích 1.378,1 km2 trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70%. Dân sốnăm 2013 dân số toàn tỉnh là 926.995 người, chiếm 4,6% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số 673 người/km2.

2.3.1.2. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình.

a. Mạng lưới đường bộ: Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh có chiều dài 2451 km, bao gồm Quốc lộ 178,2km, đường tỉnh 260,94km, đường huyện 349,5 km, đường xã 1334,2km, đường chuyên dùng 118,57km, đường đê kết hợp giao thông 219,1km. Các tuyến đường liên kết với nhau tạo ra một hệ thống giao thông liên hoàn, hỗ trợ cho nhau trong việc lưu thông, phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 100% số huyện, xã có đường ô tô đến trung tâm.

b.Đường cao tốc: Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình:Đây là đoạn cao tốc nằm trong trục đường cao tốc Bắc - Nam. Trong đó đoạn tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50km đã hoàn thành giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe đã được đưa vào sử dụng.

Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa:Đây là đoạn cao tốc nằm trong trục đường cao tốc Bắc - Nam. Trong đó đoạn tuyến Ninh Bình – Thanh Hóa với quy mô 4-6 làn xe đang triển khai lập dự án.

Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng:Dài 100km quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp đang trong giai đoạn nghiên cứu xây dựng chi tiết, dự kiến được xây dựng hoàn thành trước 2020.

c.Đường Quốc lộ, tỉnh, huyện và GT nông thôn:

Quốc lộ: Quốc lộ 1:Chiều dài đoạn tuyến qua Ninh Bình là 34,3km đạt tiêu chuẩn đường đô thị có vỉa hè.Quốc lộ 10:Đoạn qua tỉnh Ninh Bình dài 37,3km đang được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.Quốc lộ 12B:Đoạn qua Nnh Bình dài 31,12km, đang khai thác và sẽnâng cấp lên đạt tiêu chuẩn cấp III.Quốc lộ 12B kéo dài: dài 44km đã thi công hoàn thiện nâng cấp.Quốc lộ 38B: Đoạn tuyến qua Ninh Bình dài 21,06km đang lập dự án cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III.Quốc lộ 45:Đoạn tuyến qua Ninh Bình dài 9km.Đoạn nối QL1 với cảng Ninh Phúc: Dài 6,4km đạt tiêu chuẩn phố chính đô thị.Tuyến QL1 tránh Thành Phố Ninh Bình: Toàn tuyến dài 17km đang thi công xây dựng, Tuyến đường bộ ven biển: Đoạn

qua Ninh Bình dài 9km, quy mô 4-6 làn xe,đang được thi công xây dựng.Tuyến Quốc lộ Bái Đính - Ba Sao - Mỹ Đình: đoạn qua tỉnh Ninh Bình dài 18km.

Đường tỉnh:Đường tỉnh Ninh Bình hiện nay có 20 tuyến với tổng chiều dài 260.94km, Quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xây dựng phát triển thành 25 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 501,2km.

Đường Huyện: Ninh Bình có 349,5 km đường huyện, hầu hết đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên có chiều rộng nền đường nhỏ hơn 6m, mặt đường 3.5m.

Đường GTNT: Có trên 4.100km đường GTNT, đường trục thôn xóm

1.700km, đường trục chính nội đồng trên 2.400km, đường xã cơ bản được cứng hóa nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật.

Đường giao thông đô thị: Với 525,23km đã được rải BTN hoặc BTXM, trong đó đô thị TP Ninh Bình là 377,98km chiếm 71%, còn lại là đường đô thị ở các thị xã, thị trấn ở các huyện thị.

d.Đường thủy nội địa và đường sắt:

Các tuyến đường thủy nội địa:Đường thủy nội địa trung ương qua địa phận tỉnh Ninh Bình gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 155,5km. Đường thủy nội địa địa phương gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 143,3km.

Cảng thủy nội địa:Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình (88.00 m2), cảng Ninh Phúc (47.000 m2) và cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình – 846 m2) đã được nâng cấp. Cảng địa phương có 13 cảng đã hình thành từ lâu đời, phục vụ bốc xếp hàng hóa, sản phẩm nông sản, thủy hải sản, vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu vận tải giữa các địa phương trong tỉnh và phục vụ xuất nhập sản phẩm công nghiệp của các khu công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 7 bến đò phục vụ tại các điểm du lịch với tổng số 2160 đò chèo tay và 12 đò máy trên 9.000 ghế. Trong số này, chỉ có một số bến có nhà chờ cho khách.

Về đường sắt. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6km với 4 ga gồm ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và ga Đồng Giao đang được nâng cấp. Ga Ninh Bình đang được xây dựng mới ở khu vực ngoại vi thành phố sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc vận tải hành khách và hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)