(Nguồn Wikipedia, số liệu cho năm 2012, 2013)
2.1.2. Một số giải pháp đồng bộ tăng cường an toàn giao thông trên thế giới giới
An toàn giao thông là một lĩnh vực yêu cầu các giải pháp mang tính đồng bộ. Lý do chính là bởi các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông rất đa dạng, và trong rất nhiều trường hợp có tính đan xen, kết hợp giữa các nhân tố con người, phương tiện, CSHT và các yếu tố khác. Bởi vậy trong những trường hợp điểm đen được tạo nên bởi nhiều yếu tố kết hợp, giải pháp cần phải có tính đồng bộ cao.
Kết quả nghiên cứu của Rumar K (1985) khi phân tích một số lượng lớn các vụ TNGT và nguyên nhân cho thấy, trong tổng số 100% các vụ, có tới 57% nguyên nhân thuần túy do người lái xe, 27% số vụ có nguyên nhân kết hợp giữa cơ sở hạ tầng và lái xe, 6% số vụ tai nạn có nguyên nhân do cả lái xe và phương tiện, 3% số vụTNGT thuần túy có nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng, 2% số vụ TNGT thuần túy có nguyên nhân do phương tiện và 1% số vụ TNGT có nguyên nhân kết hợp giữa cơ sở hạ tầng và phương tiện, đặc biệt có3% số vụ do cả ba nguyên nhân gây nên (từ các vụ tai nạn của Mỹ).
0 50 100 150 200 250 300 350 Số người thiệt mạng/100.000 dân Số người thiệt mạng/ 100.000 phương tiện Số người thiệt mạng/1 tỷ phương tiện.km
Như vậy số vụ TNGT có nguyên nhân kết hợp từ 2 yếu tố trở nên chiếm tới 36% (Các phần giao thoa 27%, 3%, 6%, và 1%) trong tổng số vụ.
Hình 2-6. Tỷ lệ các nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông tại Mỹ theo Rumar K (1985) trong tổng số 100% nguyên nhân
Các giải pháp vềATGT được các quốc gia triển khai rất đa dạng, có thể tóm tắt theo một số xu hướng chínhnhư 4 Cs gồm Communication (Thông tin), Cooperation (Hợp tác), Colleboration (Cộng tác), Coordination (phối hợp)và 4 Es gồm Engineering (Kỹ thuật), Education (Giáo dục), Enforcement (Cưỡng chế) và Emergency (Cấp cứu y tế). Đây chính là những thể hiện rõ nhất về tính đồng bộ trong các giải pháp đảm bảo ATGT.
2.2. PHÂN TÍCH AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM