Hệ thống giao thôngViệt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 86)

2.2.2.1. Mạng lưới đường bộ

Theo chiến lược phát triển dịch vụ vận tải 2030, mạng lưới giao thông đường bộ của Việt Namcó 258.200 km, trong đó: 18.744 km quốc lộ (chiếm 7,26%), 23.520 km đường tỉnh (9,11%), 49.823km đường huyện (19,30%), 151.187 km đường xã (58,55%), 8.492 km đường đô thị (3,29%) và 6.434 km đường chuyên dùng (2,49%). Mật độ bình quân: 0,78 km/km2 và 2,94 km/1000 dân.

Mạng lưới đường bộ đã phủ trên cả nước, tuy nhiên chất lượng đường còn kém, số lượng đường cao tốc (không có giao cắt) còn hạn chế. Tại các đô thị, đường đô thị có chiều rộng không đồng đều do đó hạn chế khả năng sử dụng khai thác của một số loại phương tiện vận tải nhất định (có những khu vực người dân chỉ có thể sử dụng xe đạp và xe máy và đi bộ, xe ô tô và phương tiện vận tải hành khách công cộng không thể tiếp cận).

So với các nước phát triển: 0.7 km/km2 (Bắc Mỹ) và 1.7-1.8 km/km2 (Châu Âu): có thể thấy mật độ đường bộ của Việt Nam nói cung còn thấp. Ngoài ra có sự phân bố không đồng đều giưã các khu vực: đồng bằng, ven biển và miền núi.

Hình2-7. Bản đồ giao thôngViệt Nam

Về mặt chất lượng, kết quả so sánh chất lượng mặt đường của một số tỉnh khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ được thể hiện ở hình dưới. Có thể thấy về quốc lộ và tỉnh lộ, tỷ lệ bê tông nhựa khá cao, trong khi các đường cấp thấp hơn có chất lượng kém hơn nhiều.

Bảng 2-3. Thống kê chiều dài mật độ đường bộ một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng/Bắc Trung Bộ

TT Tỉnh

Diện tích Dân số Chiều dài Mật độ

(km2) người 1000 (km đường bộ) km/km2 km/1000 dân

1 Thanh Hóa 11,131 3,477 5,367 0.48 1.54 2 Nghệ An 16,493 2,979 7,163 0.43 2.4 3 Hà Tĩnh 5,997 1,243 2,241 0.37 1.8 4 Quảng Bình 8,065 863 1,994 0.25 2.31 5 Quảng Trị 4,740 613 1,380 0.29 2.25 6 TT Huế 5,033 1,124 1,896 0.38 1.69 7 Ninh Bình 1,378 927 716 0.52 0.77 8 Bắc Giang 3,850 1,593 1,640 0.43 1.03 9 Hà Nam 861 794 820 0.95 1.03 10 Hải Dương 1,656 1,748 1,150 0.69 0.66 ĐB Sông Hồng 21,059 20,439 14,384 0.68 0.7 Bắc Trung Bộ 51,459 10,298 20,040 0.39 1.95 Cả nước 330,972 89,709 100,579 0.3 1.12

2.2.2.2. Mạng lưới đường sắt, thủy, hàng không

Đường sắt:Theo chiến lược phát triển dịch vụ vận tải 2030, Mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong đó 2.531km đường chính tuyến (7 tuyến), 612km đường nhánh và đường ga ,mật độ đường sắt đạt 9,5 km/1000km2 (Pháp: 54,3; Đức: 94,4; Malaixia: 3,6).

Đặc điểm lớn nhất của hệ thống đường sắt Việt Nam: Cơ sở hạ tầng xuống cấp lạc hậu không theo kịp sự phát triển của thị trường vận tải.Độc quyền trong ngành đường sắt nên không tạo ra được sự cạnh tranh bình đẳng lành mạnh thúc đẩy phát triển thị trường vận tải đường sắt.

100% 87% 100% 20% 13% 44% 35% 100% 96% 75% 100% 64% 96% 54% 94% 90% 85% 22% 15% 53% 31%

Quốc lộ Đường tỉnh Đường đô thị Đường chuyên dùng

Đường đê kết hợp với GT

Đường huyện Đường xã

Tỷ lệ đường nhựa+BTXM

Năm 2013, thị phần vận tải hành khách của đường sắt chỉ chiếm 0,4% và thị phần vận tải hàng hóa chỉ chiếm 0,7% trong sản lượng vận tải toàn ngành GTVT;(số liệu của Tổng cục Thống kê 2013).

Mạng lưới đường hàng không: Hệ thống cảng hàng không Việt Nam gồm 23 cảng hàng không (7 quốc tế, 16 nội địa), trong đó có 21 cảng hàng không đang khai thác phân bố đều khắp các vùng miền với tổng năng lực thông qua đạt 52 triệu lượt khách và 656 nghìn tấn hàng hóa/năm. Sản lượng thông qua đã gần xấp xỉ công suất thông qua của các cảng hàng không, điều này dẫn đến yêu cầu cần phải XD các cảng hàng không mới trong tương lai.

Vận tải thủy nội địa:Việt Nam có 2.360 sông kênh với tổng chiều dài khoảng 198.000 km, trong đó có 41.900 km có thể khai thác vận tải thủy, chiếm 21,16% tổng chiều dài. Có 392 sông, kênh chảy liên tỉnh được Cục đường thủy nội địa Việt Nam đưa vào danh mục quản lý khai thác. Chiều dài sông kênh đang quản lý khai thác là 17.253km, mật độ bình quân vào loại cao trên thế giới, đạt 52,1 km/1000km2. Vận tải thủy nội địa cũng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phối hợp với vận tải đường bộ nhằm giảm tải cho vận tải đường bộ, nâng cao hiệu quả và tăng cường an toàn giao thông nói riêng cho toàn bộ hệ thống nói chung.

Hệ thống vận tải biển: Bao gồm 55 cảng biển bao gồm 219 bến/khu bến, 373 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 43,6 km phân bố đều trải dài từ Bắc đến Nam. Năng lực thông qua của hệ thống cảng biển Việt Nam là 434 triệu tấn/năm 1, hạ tầng cảng biển được đầu tư tập trung tại nhóm cảng biển số 1 và nhóm cảng biển số 5. Hiện có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container có trọng tải đến 80.000 - 100.000 DWT, tàu chuyên dụng chở dầu thô đến 300.000 DWT và tàu chở than quặng đến 100.000 DWT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 86)