Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 56)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-

3.2.1.2.Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2006-

Sau hơn 11 năm thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010", ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được những kết quả rất quan trọng, làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển trong thời gian tới. Qua quá trình phát triển trong suốt 11 năm đã cho thấy, một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Ninh Bình trong thời gian đầu của quy hoạch (1995-2000) tương đối phù hợp và sát với các chỉ tiêu đã dự báo trong quy hoạch trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch đã nảy sinh một số yếu tố mới (cả chủ quan và khách quan, cả trong nước và quốc tế, cả trong ngành và ngoài ngành) có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dự báo đã được xác định. Chính vì vậy, tỉnh đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển cho phù hợp với thực tế.

Bảng 3.1: Tổng hợp điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của Ninh Bình thời kỳ 2007 - 2010 (phương án chọn)

Hiện trạng 2005 Dự báo QH cũ Điều chỉnh Khách quốc tế Ngàn lượt 329,847 310,0 800

Khách nội địa Ngàn lượt 691,389 1.635,0 1.200 Thu nhập du lịch Triệu USD 7,300 275,0 39,60 Giá trị GDP du lịch Triệu USD 5,110 220,0 25,74 Tỷ trọng GDP du lịch/GDP

của Tỉnh % 1,75 20,8 4,50

Vốn đầu tư du lịch Triệu USD - 415,8 68,079

Nhu cầu khách sạn Phòng 982 5.800 1.900

Nhu cầu lao động trực tiếp

trong du lịch Người 650 7.900 2.850

Nguồn: - Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Ninh Bình. - Các số liệu khác: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Việc tính toán điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010 được tiến hành theo 3 phương án, trong đó phương án 2 là phương án chọn, là phương án được điều chỉnh trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, có mức tăng trưởng khá; đầu tư vào lĩnh vực du lịch được chú trọng, đặc biệt là đầu tư của Nhà nước vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch; đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào lĩnh vực phát triển du lịch cần được huy động tối đa. Bảng 3.1 trên đây tổng hợp dự báo về các chỉ tiêu chủ yếu cho du lịch trong giai đoạn 2006-2010 (bao gồm cả dự báo quy hoạch cũ và điều chỉnh chỉ tiêu mới dựa trên tình hình thực hiện, bối cảnh hiện tại cũng như những dự báo cho tương lai. Theo đó tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 là hơn 68 tỷ đô la Mỹ, nhu cầu về khách sạn là 1.900 phòng và nhu cầu lao động trực tiếp trong du lịch là 2.850 người.

Khả năng đóng góp của ngành du lịch Ninh Bình trong tổng GDP của Tỉnh và nhu cầu vốn đầu tư theo các phương án được tính toán cụ thể trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu tổng giá trị gia tăng và vốn đầu tư cho du lịch Ninh Bình, thời kỳ 2007 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006

(*) 2010

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006

(*) 2010

2. Nhịp độ tăng trưởng trung bình GDP của

Ninh Bình. %/năm 12,9 14,5

3. Tổng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ. Triệu USD 105,849 198,091 4. Tỷ lệ giá trị gia tăng các ngành dịch vụ so

với tổng GDP của Tỉnh. % 30,45 35,0

5. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng các

ngành dịch vụ của tỉnh. %/năm 11,32 15,0

6. Tổng giá trị gia tăng của ngành du lịch Ninh Bình.

- Phương án chọn Triệu USD 5,599 25,740

7. Tỷ lệ giá trị gia tăng du lịch so với tổng GDP của Tỉnh.

- Phương án chọn % 1,61 4,50

8. Nhịp độ tăng trưởng TB giá trị gia tăng du lịch của Tỉnh.

- Phương án chọn %/năm 19,64 38,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch - - 3,3

10. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Ninh Bình.

- Phương án chọn Triệu USD - 68,079

Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

- Số liệu hiện trạng: Niên giám Thống kê Ninh Bình 2006, NXB Thống kê 2007

Chi tiết về nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch được tính toán sau: căn cứ vào kết quả tính toán điều chỉnh về tổng thu nhập du lịch của Ninh Bình cũng như cơ cấu chi tiêu của khách (theo kết quả nghiên cứu sau nhiều năm, cũng như kinh nghiệm của các nước trong khu vực) cho thấy, chi phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30 - 40% tổng thu nhập (trong đó lưu trú 10%; ăn uống 55 - 60%; vận chuyển du lịch 20%; bán hàng hóa lưu niệm 65 - 70%; dịch vụ khác 15%).

Về định hướng xây dựng các loại hình khách sạn ở Ninh Bình, việc xây dựng các khách sạn cao cấp 4-5 sao cần được cân nhắc kỹ và tính toán hiệu quả về mọi mặt do ở Ninh Bình, khách du lịch thương mại cao cấp rất hạn chế. Mặt khác thời gian lưu trú của khách du lịch không dài, nên tỉnh định hướng xây dựng những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 2 - 3 sao, với quy mô vừa phải (tối đa không quá 100 phòng/khách sạn). Sự phân bố của hệ thống khách sạn theo lãnh thổ (theo các khu du lịch) của Ninh Bình được nghiên cứu tính toán dựa trên những giá trị về

tiềm năng du lịch, về quy mô sức chứa, về tính chất du lịch, cũng như khả năng hấp dẫn khách du lịch của mỗi khu. Khu du lịch Trung tâm thµnh phè Ninh Bình vừa là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của cả tỉnh, vừa là Trung tâm của các điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình trong phạm vi bán kính 30 - 50km (Tam Cốc Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Phát Diệm, Cúc Phương, Tam Điệp…), do vậy hiện nay hệ thống khách sạn được phân bố chủ yếu ở đây (khoảng 60 - 70%).

Căn cứ vào số lượng phòng khách sạn được dự báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước cũng như khu vực (trung bình 1 phòng có 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp) và số lao động gián tiếp ngoài xã hội (1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp), nhu cầu về lao động của du lịch Ninh Bình đến năm 2010 được tính toán cụ thể ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động DL của Ninh Bình thời kỳ 2007 - 2010

Đơn vị tính: Người

Loại lao động 2005 (*) 2010

Lao động trực tiếp trong du lịch 650 2.850 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 5.350 5.700

Tổng cộng 6.000 8.550

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Ninh Bình. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 56)