Đánh giá hiệu quả tổng quát

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 41)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.3.2.1.Đánh giá hiệu quả tổng quát

Có nhiều cách phân loại hiệu quả của đầu tư phát triển. Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

 Hiệu quả về mặt kinh tế

i. Mức tăng của giá trị tăng thêm (du lịch) so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch của địa phương phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tổng sản phẩm du lịch với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch của địa phương phát huy tác dụng (vốn đầu tư phát huy tác dụng) trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế.

Trong đó: : Giá trị tổng sản phẩm du lịch tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phương; : Vốn đầu tư thực hiện (đầu tư phát triển du lịch) trong kỳ nghiên cứu của địa phương.

Công thức này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư thực hiện (đầu tư phát triển du lịch) trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng giá trị tổng sản phẩm du lịch của địa phương trong kỳ nghiên cứu.

ii. Mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu

Trong đó: : Giá trị tổng sản phẩm du lịch tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phương; : Giá trị tài sản cố định huy động.

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu mức tăng của giá trị tăng thêm.

iii. Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị giá trị tăng thêm (du lịch)

Trong đó: : Giá trị tổng sản phẩm du lịch tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phương; : Vốn đầu tư thực hiện (đầu tư phát triển du lịch) trong kỳ nghiên cứu của địa phương.

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị giá trị tăng thêm của du lịch thì cần bao nhiêu vốn đầu tư. Tuy nhiên sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư có những hạn chế như c hưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ… và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng giá trị tăng thêm không đổi

iv. Mức nộp ngân sách của địa phương gia tăng tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị nộp ngân sách nhà nước của địa phương trong kỳ nghiên cứu. Mức nộp ngân sách này có thể là toàn bộ mức nộp ngân sách của địa phương hoặc chỉ tính riêng trên mức nộp ngân sách của ngành du lịch địa phương.

v. Chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên còn có các chỉ tiêu khác có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại địa phương như: mức tăng thu ngoại tệ tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tư phát triển du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương…

 Hiệu quả về mặt xã hội

Các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư phát triển ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế như sau:

- Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu: Số lao động có việc làm do đầu tư là một chỉ số đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của đầu tư phát triển. Trong đầu tư phát triển du lịch thì số lao động này chính là số lao động nhờ vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch như xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá… mà có việc làm. Đó có thể là những lao động hoạt động trực tiếp kinh doanh dịch vụ du lịch, hoặc lao động trong các hoạt động đầu tư phát triển, hoặc nhờ có các hoạt động đầu tư này mà có được việc làm (nhờ có được cơ hội kinh doanh, cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ…). Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu phản ánh hiệu quả mà mỗi đồng vốn đầu tư vào đầu tư phát triển du lịch đến việc cải thiện số công ăn việc làm cho người lao động. Điều này cho thấy hiệu quả của đầu tư phát triển du lịch đối với kinh tế du lịch nói chung và toàn xã hội nói riêng.

- Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức giá trị gia tăng phân phối cho cá nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu: Nhờ có hoạt động đầu tư phát triển du lịch tạo ra các kết quả đầu tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân, làm gia tăng năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số này cho thấy hiệu quả mỗi đồng vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần vào làm gia tăng năng lực sản xuất của xã hội.

- Các tác động khác như: chi tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triền giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe… Hoạt động đầu tư phát triển du lịch có nhiều tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có đầu tư phát triển du lịch làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo ra các của cải vật chất cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đối với các dự

án phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững thường đi đối với những giải pháp góp phần cải thiện môi trường sinh thái, hướng tới sự phát triển chung về lâu dài.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 41)