II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
4.2.1. Giải pháp trong công tác quy hoạch và dự báo
Như đã phân tích, một trong những hạn chế của đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 đó chính là xuất phát trừ công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh, chưa có đầy đủ hết các quy hoạch chi tiết. Vì vậy cần đẩy nhanh việc xây dựng quy hoạch chi tết cho các khu du lịch.
Giải quyết bài toán quy hoạch trong du lịch còn phải phối hợp với nhiều quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Bởi hiện nay tỉnh đang xác định công nghiệp vật liệu xây dựng là mũi nhọn mà đây lại là ngành kinh tế ảnh hưởng lớn tới môi trường, gây ra những khó khăn cho việc gìn giữ bảo vệ môi trường lẫn phát triển du lịch, một ngành kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Do đó trong công tác quy hoạch, các nhà hoạch định của cả hai quy hoạch trên cần có sự trao đổi với nhau để đưa ra những quy hoạch hợp lý. Bên cạnh đó công tác duyệt đầu tư các dự án đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng cần hết sức thận trọng, tránh những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, vi phạm phạm vi quy hoạch.
Vấn đề thứ hai trong công tác dự báo phục vụ cho việc xây dựng phương hướng mục tiêu phát triển du lịch. Có thể thấy về lâu dài, Sở Du lịch nói riêng cần xây dựng đội ngũ nhân lực riêng phục vụ cho công tác dự báo và nghiên cứu thị trường mà đội ngũ này cần đảm bảo về trình độ chuyên môn. Việc thuê các tổ chức có chuyên môn cũng là một giải pháp, tuy nhiên cần lựa chọn những tổ chức phù hợp bởi kết quả dự báo chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố cả chủ quan lấn khách quan, đòi hỏi người làm công tác dự báo cần không chỉ vững về chuyên môn mà còn cần có những hiểu biết sâu sách về tình hình phát triển cũng như đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà. Như vậy đây có thể coi là một nội dung trong công tác đầu tư phát triển nhân lực.