II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3
3.3.1.1. Đánh giá hiệu quả tổng hợp đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-
đoạn 2006-2010
3.3.1. Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn2006-2010 2006-2010
3.3.1.1. Đánh giá hiệu quả tổng hợp đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bìnhgiai đoạn 2006-2010 giai đoạn 2006-2010
i. Mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh phát huy tác dụng trong giai đoạn 2006-2010
Bảng dưới đây tính toán mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010:
Bảng 3.13: Mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị tăng thêm (VA) 47,390 61,594 83,709 147,78 5 232,019 359,158 Mức tăng VA 14,204 22,116 64,07 5 84,235 127,138 Vốn đầu tư thực hiện 797,6 860,9 1550,9 2420,8 2791,9 0,0178 0,0257 0,041 3 0,0348 0,0455
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình
Như vậy có thể nhận thấy nếu vào năm 2006, cứ mỗi 1 đồng vốn đầu tư phát huy tác dụng sẽ mang lại thêm 0,0178 đồng giá trị tăng thêm thì tại năm 2010, giá trị tăng thêm mang lại là 0,0455 đồng, như vậy là hiệu quả gấp 2,6 lần so với năm 2006. Chỉ số này liên tục tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong việc tạo ra giá trị tăng thêm là rất tốt.
ii. Mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch so với giá trị tài sản cố định huy động trong giai đoạn 2006-2010
Bảng dưới đây tính toán mức tăng của giá trị tăng thêm (du lịch) so với giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2006-2010 của tỉnh:
Bảng 3.14: Mức tăng của giá trị tăng thêm ngành du lịch tỉnh Ninh Bình so với giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị tăng thêm (VA) 47,390 61,594 83,709 147,785 232,019 359,158 Mức tăng VA 14,204 22,116 64,075 84,235 127,138 Giá trị TSCĐ huy động 517,18 1150,93 2221,02 5250,04 6930,05 0,0275 0,0192 0,0288 0,0160 0,0183
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình
Qua bảng tính trên, ta thấy chỉ tiêu trên có xu hướng giảm và không ổn định. Mức tăng của giá trị tăng thêm trên giá trị tài sản cố định huy động giảm xuống trong năm 2007, rồi tăng và đạt mức tối đa trong giai đoạn 2006-2010 vào năm 2008 và lại giảm một lần nữa năm 2009 trước khi tăng nhẹ ở mức 0,0183 vào năm 2010. Ở năm 2010, một đơn vị tài sản cố định huy động chỉ tạo ra 0,0183 đơn vị giá trị gia tăng tăng thêm. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư là chưa tốt trong việc huy động các tài sản vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
iii. Mức nộp ngân sách gia tăng của địa phương từ các hoạt động du lịch tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
Bảng 3.15: Mức nộp ngân sách gia tăng của địa phương từ các hoạt động du lịch tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Mức nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch 7,463 8,633 10,512 16,150 25,350 55,000 Mức tăng nộp ngân sách 1,170 1,879 5,638 9,200 29,650 Vốn đầu tư thực hiện 797,59 860,9 1.550,91 2.420,82 2.791,94
TNS/ 0,0015 0,0022 0,0036 0,0038 0,0106
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình
Bảng 3.15 trên đây tính toán mức nộp ngân sách gia tăng của địa phương từ các hoạt động du lịch tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong giai đoạn 2006-2010. Qua đó ta có thể thấy mức tăng nộp ngân sách/vốn đầu tư thực hiện liên tục tăng, đặc biệt là trong năm 2010, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2009 và gấp 7,2 lần so với năm 2006. Như vậy, so với tại năm 2006, cứ 1 đồng vốn đầu tư phát huy tác dụng thì tạo ra thêm 0,0015 đồng vào ngân sách thì tại năm 2010, mỗi đồng vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra thêm 0,0106 đồng vào ngân sách. Như vậy có thể thấy được hiệu quả của đầu tư phát triển du lịch đến việc đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch.