Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 34)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.4.Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh

tỉnh

Nguồn vốn là các nguồn tích lũy, tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển. Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội, được biểu hiện dưới dạng tiền tệ các loại, tài sản hữu hình (như nhà cửa, đất đai, tài nguyên…), tài sản vô hình (như công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực) và các hàng hóa đặc biệt khác. Nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn của dân cư và tư nhân, nguồn vốn tín dụng trong nước và vốn huy động qua thị trường vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm tài trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế và nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Nguồn vốn trong nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong đầu tư phát triển du lịch tại địa phương. Nguồn vốn nhà nước trong đầu tư phát triển du lịch được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án phát triển du lịch quốc gia; từ nguồn vốn ngân sách địa phương cho các chương trình, dự án phát triển du lịch; từ các cá nhân, doanh nghiệp có tích lũy vốn có nhu cầu đầu tư; từ các trung gian tài chính qua tài trợ dự án (nguồn vốn tín dụng qua ngân hàng thương mại)…

Với chủ trương xã hội hóa hiện nay đã tận dụng được nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên, đầu tư của nguồn vốn nhà nước vẫn phải mang tính định hướng, là nền tảng cơ bản tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

 Nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm tài trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế và nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, luồng vốn luân chuyển liên tục từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nơi thừa vốn tới nơi cần vốn và hội tủ đầy đủ những điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững. Đây là một thời cơ hết sức thuận lợi cho việc gia tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển du lịch nói riêng. Vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch hiện nay chủ yếu tập trung ở đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (các dự án sử dụng vốn ODA) và đầu tư phát triển kinh doanh du lịch.

Hoạt động du lịch tại Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn đi vào khai thác hoạt động tham quan du lịch tại các cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích tại các địa phương. Phần đa các điểm du lịch tiềm năng đều nằm ở các vị trí giao thông không thuận lợi hoặc chưa phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn khó khăn. Trong khi đó, hoạt động du lịch của du khách lại gắn với việc “di cư tạm thời” từ địa điểm này (điểm sinh sống) tới địa điểm khác (điểm du lịch). Do đó, để thu hút du khách thì việc làm đầu tiên là cần tạo dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng khu du lịch đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt – lưu trú – đi lại của du khách. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi tập trung nguồn lực lớn trong thời gian kéo dài. Vì vậy trước hết chủ trương đầu tư phải đúng đắn, có quy hoạch phát triển cụ thể. Kế đến mới là các hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, các điểm du lịch theo quy hoạch đã

được xác định. Nhà nước và địa phương hiện nay luôn có các chương trình, kế hoạch ngân sách dành cho đầu tư phát triển du lịch, tuy nhiên đầu tư từ phía nhà nước và địa phương chỉ mang tính gợi mở, khai phá, góp phần định hướng và “mở đường” để tạo đà cho dòng vốn từ các thành phần kinh tế khác “chảy” vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch. Cụ thể, vốn từ phía nhà nước và địa phương sẽ tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, xây dựng các chương trình, quy hoạch phát triển du lịch hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong các chương trình trên. Trong các trường hợp cần thiết, nguồn vốn này cũng được sử dụng để đầu tư các cơ sở hạ tầng du lịch quan trọng, từ đó tạo đà để huy động, thu hút vốn từ các thành phần khác như từ các doanh nghiệp, từ dân cư, vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 34)