II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3
3.2.7.1. Đầu tư gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống
Ninh Bình là một tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống về sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tiêu biểu là:
- Nghề thêu ren (Ninh Hải - Hoa Lư), có từ thời nhà Trần, hiện nay có vài chục nghìn lao động. Sản phẩm thêu ren đặc sắc, mang đậm nét văn hoá Việt, tạo được uy tín tại thị trường các nước phát triển Tây Âu, có thị trường vững chắc ở các thành phố lớn trong nước, được du khách ưa chuộng. Nghề thêu ren giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở vùng nông thôn. - Nghề cói (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô) với các sản phẩm chủ yếu có
thương hiệu khá nổi tiến là thảm cói và chiếu cói. Năm 2009, có gần 2 triệu m2 thảm cói, trên 3,3 triệu lá chiếu được sản xuất và đã xuất khẩu trên 65,6 nghìn m2. Nâng đáng kể giá trị đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.500 lao động và 25 nghìn lao động nông nhàn.
- Nghề chạm khắc đá (Ninh Vân - Hoa Lư), là một nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Ninh Bình, được tỉnh chú trọng phát triển. Sản phẩm đá mỹ nghệ của Ninh Vân đã có thương hiệu, đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, đã có một số sản phẩm cao cấp quan trọng để xây dựng các công trình kiến trúc lịch sử trong nước và một số nước trên thế giới.
- Hàng mộc cao cấp và nghề mây tre đan, với nhiều chủng loại sản phẩm và mẫu mã, chất lượng tốt cộng thêm giá thành hấp dẫn cũng được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Hiện nay, làng nghề mộc cao cấp ở
Ninh Phong, thành phố Ninh Bình và nghề mây tre đan ở Nho Quan, Gia Viễn đã đang được tỉnh khuyến khích phát triển mạnh.
Đối với làng nghề, nhất là các làng nghề du lịch. Sở đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tập trung thẩm định các làng nghề truyền thống, hướng dẫn các làng nghề truyền thống hướng đến phát triển làng nghề vào phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, vừa phục vụ khách tham quan du lịch theo tiêu chí làng nghề du lịch. Năm qua, Sở đã phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch & Đầu tư và ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng khu sản xuất tập trung tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư) với tổng diện tích là 23 ha. Để gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tỉnh khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng các mặt hàng sản xuất. Ngoài những mẫu hàng truyền thống có khối lượng lớn thì nay ở Ninh Vân đã xuất hiện những sản phẩm lưu niệm bằng đá nhỏ, gọn và có độ tinh xảo cao, nhằm hướng đến đối tượng khách hàng là khách du lịch.
Bên cạnh đó, làng nghề thêu ren Ninh Hải cũng được quy hoạch và đầu tư. Đến nay ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư đã lập xong quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 28,34 ha, kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng. Trong khu làng nghề có bố trí khu sản xuất, khu trưng bày và bán sản phẩm, có đình làng, cổng làng, khu dịch vụ, các nhà hàng ăn uống phục vụ khách tham quan, mua bán sản phẩm của làng nghề.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng được đẩy mạnh sản xuất. Ngành chức năng đã tổ chức điều tra, khảo sát về hoạt động của các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, như đá mỹ nghệ, thêu ren, cói, rượu Kim Sơn; xét chọn công nhận danh hiệu làng nghề, nghệ nhân cấp tỉnh; vận động các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống tham gia các triển lãm làng nghề truyền thống trong và ngoài tỉnh. Tỉnh hiện đang tích cực kêu gọi và khuyến khích đầu tư hai dự án phát triển làng nghề là phát triển làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân với vốn đầu tư dự kiến lên đến 10 triệu đô la Mỹ, cung cấp công ăn việc làm cho từ 1000-2000 lao động và dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại khu công nghiệp Khánh Cư (huyện Yên Khánh) với tổng vốn đầu tư dự kiến 10 triệu đô la Mỹ, cung cấp công ăn việc làm cho 500-1000 lao động.