Phân tích SWOT đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 98)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

4.1.2.Phân tích SWOT đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.1.2.Phân tích SWOT đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

4.1.2.1. Điểm mạnh

Ninh Bình là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú phục vụ phát triển kinh tế. Tài nguyên du lịch độc đáo với cảnh quan thiên nhiên đẹp, tài nguyên nhân văn đặc sắc như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, nhà thờ đá Phát Diệm… để phát triển thương hiệu du lịch tầm cỡ quốc gia. Đó là những nhân tố để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đưa Ninh Bình trở thành tỉnh giàu đẹp.

Tỉnh có quy mô dân số vừa phải với cấu trúc hợp lý, ở thời kỳ dân số vàng và nguồn nhân lực chất lượng khá. Công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm bước đầu đã có tiến bộ nhất định. Công tác giáo dục, đào tạo, công tác y tế, thông tin, văn hoá đã đạt được những bước tiến bộ rất tích cực.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt được mức bình quân cao trong 10 năm vừa qua (đạt trên 13,9%). Thậm chí, ngay trong thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và khoảng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao ở mức 15,4% (năm 2008). Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, đã có một số sản phẩm chủ lực như xi măng, đá xây dựng, thép chất lượng cao, nông sản xuất khẩu, đồ mỹ nghệ...

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt); hạ tầng du lịch (Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long…); hệ thống cấp thoát nước; hệ thống thuỷ lợi; hệ thống hạ tầng xăng dầu; hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông; hệ thống hạ tầng y tế; hệ thống hạ tầng giáo dục, văn hoá và hệ thống đô thị… được cải thiện đáng kể, phục vụ khá tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Hạ tầng du lịch phát triển: Hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của thị xã Ninh Bình, hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.

Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo ổn định, có nhiều tiến bộ. Hoạt động phối kết hợp giữa hoạt động quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, giảm nghèo và công tác tôn giáo khá tốt.

4.1.2.2. Điểm yếu

So với các tỉnh phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh có quy mô nền kinh tế hạn chế, trình độ phát triển còn cách khá xa. Tăng trưởng dựa trên số lượng là chính.

Sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chưa có thương hiệu mạnh, chưa bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế nên giá trị xuất khẩu thu được chưa đúng tiềm năng.

Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế so với mặt bằng cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.

Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và phát triển du lịch dẫn đến tiềm năng thế mạnh chưa được phát huy đầy đủ. Nguồn lực chất lượng cao còn hạn chế.

Điều kiện kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, đô thị, khu du lịch, khu dịch vụ trong khu du lịch và tuyến du lịch trọng điểm, gây khó khăn trong phát triển, đặc biệt là du lịch và công nghiệp.

Hạn chế về đội ngũ lao động trình độ về quản lý cũng như về nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của Ninh Bình, thậm chí ở những điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Vân Long...

4.1.2.3. Cơ hội

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương (nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á) đang phát triển rất năng động. Hiện tại Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có vị thế đang được nâng cao, có quan hệ kinh tế - thương mại tốt với các thị trường rộng lớn như EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN... Như vậy, cơ hội có thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn vốn đầu tư mở ra rất lớn.

Sự phát triển khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và các địa phương như công nghệ thông tin, viễn thông, công

nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới... Đây là cơ hội để Ninh Bình tiếp cận và ứng dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Hệ thống đường bộ (nhất là tuyến quốc lộ 1A, 10, 12B), đường sắt cao tốc, hệ thống đường thuỷ, cảng Hải Phòng... đang được nâng cấp, xây dựng và đi vào hoạt động sẽ gia tăng cường độ giao thương hàng hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động xuất khẩu và du lịch của tỉnh.

Xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực du lịch, dịch vụ ngày càng cao. Với sự sẵn sàng các điều kiện tốt về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực... thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài của tỉnh sẽ tăng lên.

Thống kê về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2006-2010 cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh (năm 2000 là 46,3% đến 2010 còn 16,2%), công nghiệp - xây dựng tăng mạnh (21,6% năm 2000 đến năm 2010 đạt 47,3%). Tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ tăng chưa tương xứng với tiềm năng (từ 32,1% năm 2000 lên 36,5% năm 2010). Như vậy cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh là lớn. Nếu tận dụng và kết hợp được giữa nội lực và những cơ hội sẽ mang lại những kết quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 98)