Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 106)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.2.5. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Trong điều kiện hiện nay, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu trên, Ninh Bình cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ để phát triền nguồn lực con người phục vụ cho hoạt động du lịch.

Trước hết, cần tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp nhằm chuyển đổi mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch giai đoạn 2010-2015, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020.

Kế đến, tiến hành thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại lao động trong ngành du lịch ở các cấp, trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. Tỉnh sẽ mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trong trường hợp đặc biệt có thể mời chuyên gia ở một số nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia.

Về nội dung đào tạo, cần hết sức chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và những người dân làm du lịch. Cùng với đó là làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tập trung vào các lĩnh vực: lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách. Giai đoạn đầu có thể lựa chọn cả phương pháp đào tạo ngắn hạn như "cầm tay chỉ việc" để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực trước mắt. Giai đoạn từ 2015 trở đi, đầu tư đào tạo về quản lý lữ hành và hướng dẫn viên. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp năng khiếu văn hoá nghệ thuật, nhất là các bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Để làm tốt các nhiệm vụ trên cần nâng cấp trường Đại học Hoa Lư nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, kế toán, cử nhân ngành dịch vụ, giáo viên và kỹ sư theo hướng nghiên cứu và phát triển, đáp ứng tình hình mới. Bên cạnh đó tỉnh phối

hợp chặt chẽ với Trường Cao đẳng Lilama, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường dạy nghề để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng.

Bên cạnh đó, để tận dụng hết các nguồn lực, cần khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực. Khai thác các nguồn hỗ trợ đào tạo cho du lịch, đặc biệt những nguồn hỗ trợ quốc tế từ các dự án của nước ngoài. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các đại phương trong nước và ở các nước có ngành du lịch phát triển.

Một nội dung quan trọng trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực đo chính là nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch. Thực tế cho thấy những nơi nào, địa phương nào mà cộng đồng có ý thức sâu sắc về phát triển du lịch, “nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch”, thì du lịch địa phương đó rất phát triển và để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách.

Để thực hiện tốt cần quán triệt để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như những tác động và đóng góp tích cực của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự chuyển biến trong nhận thức về trách nhiệm của mỗi đơn vị và cá nhân trong việc phát triển du lịch.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là cư dân trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trong các khu du lịch trọng điểm tại huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và Thành phố Ninh Bình...về văn hoá giao tiếp, thái độ ân cần, niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, gìn giữ môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w