Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 104)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

4.2.4.Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.2.4.Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

giải trí

Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch:

Trong xu thế du lịch Việt Nam hội nhập với du lịch khu vực và thế giới thì các tiêu chuẩn về dịch vụ khách du lịch phải được nâng cao phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ như tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng là hết sức quan trọng.

Về hướng đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn thì cần ưu tiên xem xét các dự án đầu tư khách sạn cao cấp thương mại (3-5 sao) ở những đô thị lớn và ở trung tâm du lịch quan trọng trong đó có thành phố Ninh Bình. Hạn chế

việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở lưu trú dưới 3 sao ở thành phố Ninh Bình.

Hệ thống khách sạn cao cấp cũng cần được xem xét xây dựng trong một số khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế của địa phương bao gồm quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long. Ở các trọng điểm du lịch khác của tỉnh chỉ nên đầu tư xây dựng các khách sạn chuyển tiếp với tiêu chuẩn trung bình để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh.

Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí:

Một trong những khâu còn hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch của Ninh Bình là sự nghèo nàn của hệ thống các công trình vui chơi giải trí. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú của khách và hiệu quả kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Để khắc phục tình trạng trên cần xem xét ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các công trình vui chơi, giải trí tại các trọng điểm du lịch của tỉnh như TP. Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa.

Để thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí, bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư nói chung, tỉnh cần xây dựng được những chính sách thu hút riêng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí, đáp ứng được nhu cầu cấp bách về hệ thống cơ sở lưu trú hiện nay. Trước hết tỉnh cần xây dựng được một quy hoạch về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, tuyên truyền phổ biến đến các đối tượng có ý định đầu tư để có những định hướng bước đầu. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Tiếp đó, cần xây dựng một quy trình thủ tục đầu tư cụ thể, rõ ràng và thể hiện rõ sự khuyến khích ưu tiên đầu tư để các doanh nghiệp nắm rõ. Các giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Tạo thuận lợi trong quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin, thời gian giải quyết; hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thông tin các cơ chế chính sách kịp thời; miễn, giảm, giãn tiền thuế, tiền thuê đất trong những năm đầu hoạt động hoặc đối với những dự án thuộc diện ưu tiên; hỗ trợ và hợp tác cùng doanh nghiệp đào tạo phát triển nguồn nhân lực; là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 104)