Đánh giá hiệu quả từng nội dung đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 88)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

3.3.1.2.Đánh giá hiệu quả từng nội dung đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-

Bình giai đoạn 2006-2010

i. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Hệ số huy động tài sản cố định:

Bảng 3.16: Hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị TSCĐ huy động 119,64 262,21 573,52 1512,80 1756,40 Vốn đầu tư thực hiện 369,6 411,0 913,3 1395,1 1557,0

Hệ số huy động TSCĐ 0,324 0,638 0,628 1,084 1,128

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình

Bảng trên cho thấy hệ số huy động TSCĐ trong hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng dần qua các năm, từ 0,324 năm 2006 lên 1,128 năm 2010. Như vậy nghĩa là tình trạng huy động thấp hơn so với vốn đầu tư bỏ đã được cải thiện trở nên tốt hơn và tại thời điểm hiện tại, huy động TSCĐ là cao hơn so với vốn đầu tư thực hiện. Điều này cho thấy tỉnh đã có những giải pháp để huy động TSCĐ trên vốn đầu tư thực hiện còn tồn đọng từ năm trước và tích cực huy động TSCĐ trên vốn đầu tư thực hiện năm nay, tránh để xảy ra hiện tượng tồn đọng, đầu tư nhưng chưa làm tăng năng lực sản xuất, phục vụ ngay.

Mức tăng doanh thu du lịch của tỉnh so với vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2006-2010:

Bảng 3.17: Hiệu quả đầu tư phát triển kinh doanh du lịch giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu từ DL 63,177 87,997 109,012 162,1 250,134 549,908 Mức tăng doanh thu 24,82 21,015 53,088 88,034 299,774 Vốn đầu tư thực hiện 369,6 411,0 913,3 1395,1 1557,0 0,0671 0,0511 0,0581 0,0631 0,1925

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình

Bảng 17 cho thấy ức tăng doanh thu du lịch so với vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2006-2010 là khá tốt, tăng nhẹ trong những năm 2006-2009 và tăng mạnh trong năm 2010, hiện tại đạt 0,1925. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong năm 2010 thì mang lại 0,1925 đơn vị doanh thu tăng thêm. Như vậy hiệu quả của hoạt động đầu tư đến doanh thu du lịch cũng là khá tốt.

iii. Đầu tư phát triển nhân lực du lịch

Tổng số lao động tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2006-2010:

Bảng 3.18: Hiệu quả đầu tư phát triển nhân lực du lịch giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số lao động 6400 6816 7110 7957 8611 8850 Số lao động tăng thêm 416 294 847 654 239 Vốn đầu tư thực hiện 1,33 2,08 2,25 3,42 4,17 314 141 376 191 57

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình

Như vậy có thể thấy hiệu quả phát triển nhân lực du lịch là chưa được tốt. Năm 2006, chỉ tiêu này đạt 314, nghĩa là cứ 1 tỷ đồng đầu tư vào nhân lực du lịch giúp tăng thêm 314 lao động thì vào năm 2010 chỉ còn tăng thêm được 57 lao động.

Chỉ tiêu này không ổn định và hiện nay có xu hướng giảm. Mặc dù chưa xét đến yếu tố năng lực trình độ của lao động mà mới chỉ xét đến yếu tố số lượng, tuy nhiên, với yêu cầu hiện nay của hoạt động du lịch tại địa phương thì nhu cầu về phát triển số lượng đội ngũ nhân lực trong hoạt động du lịch vẫn rất cấp bách, điều này được thể hiện trong dự báo về các mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn tới.

iv. Đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch

Số khách du lịch tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2010:

Qua bảng 3.19, có thể thấy nếu năm 2006, cứ thêm 1 tỷ đồng bỏ ra cho xúc tiến quảng bá du lịch sẽ giúp thu hút 125 ngàn lượt khách du lịch tăng thêm. Con số này tiếp tục tăng trong 2 năm tiếp theo thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn cho hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch. Tuy nhiên hiệu quả lại giảm sút vào năm 2009 trước khi tăng lên vào năm 2010, đạt 220 ngàn lượt khách tăng thêm trên 1 tỷ đồng bỏ thêm cho hoạt động xúc tiến quảng bá. Như vậy cho thấy tỉnh cần tiếp tục duy trì hiệu quả hiện nay đồng thời tích cực tìm ra giải pháp tăng hiệu quả thu hút khách du lịch trong điều kiện vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch vẫn còn hạn chế, trong khi mục tiêu vẫn là thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với Ninh Bình để xứng với tiềm năng và đầu tư đã bỏ ra.

Bảng 3.19: Hiệu quả đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khách du lịch (ngàn lượt) 1021,2 1187,0 1518,6 1900,9 2390,9 3315,3 Khách du lịch tăng thêm 166 332 382 490 924 Vốn đầu tư thực hiện 1,326 2,080 2,250 3,420 4,172 125 159 170 143 222

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 88)