Thách thức

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 100)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

4.1.2.4.Thách thức

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.1.2.4.Thách thức

Sau khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Vị thế của các quốc gia có sự thay đổi nhất định, sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia có nhiều mặt tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Sự chuyển dịch mạnh mẽ khi thực hiện tái cấu trúc kinh tế toàn cầu vẫn có thể tiềm ẩn những mất cân đối vĩ mô.

Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn vốn trong nước chưa cao, năng suất lao động thấp, tư duy, năng lực quản lý còn hạn chế so với yêu cầu, gây trở ngại phát triển.

Những biến động khó lường về giá cả của các mặt hàng chủ lực đối với Ninh Bình như xi măng, thép, nông sản, sản phẩm du lịch..., cùng với thiên tai, dịch bệnh, sự biến đổi khí hậu (đặc biệt là nước biển dâng, bão, lũ) đang có chiều hướng gia

tăng sẽ tác động tiêu cực, là thách thức lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển cũng gặp phải những mâu thuẫn trong quá trình hội nhập, giữa phát triển nhanh, bền vững với giữ gìn phong tục tập quán và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này vẫn còn gây ra những thách thức lớn cho công tác quản lý điều hành.

Về tự nhiên, hàng năm, Ninh Bình nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của mưa, bão nên hay xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đến phát triển kinh tế.

Ngoài ra không thể không kể đến sự cạnh tranh của du lịch các tỉnh lân cận, đòi hỏi du lịch tỉnh nhà cần tìm ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm tòi đúng hướng đầu tư phát triển để sử dụng hiệu quả đồng vốn. Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, trong điều kiện du lịch Ninh Bình còn phát triển ở mức thấp, hình ảnh du lịch Ninh Bình còn mờ nhạt, sản phẩm du lịch của Ninh Bình nhìn chung còn đơn điệu, phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương.

Sự phát triển của hệ thống đô thị, đặc biệt là sự phát triển hoạt động công nghiệp nhất là hoạt động của các nhà máy sản xuất xi măng và đi kèm với nó là hoạt động khai thác đá đã có những tác động đáng kể, tạo nên thách thức không nhỏ đối với hoạt động phát triển du lịch của Ninh Bình. Để có thể hạn chế được tác động của thách thức này, cần thiết phải có sự điều chỉnh phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức các không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan nhằm hạn chế những tác động đến môi trường du lịch của Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 100)