II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3
3.2.5.1. Tình hình đầu tư phát triển nhân lực du lịch
Từ năm 2006 đến nay, ngành du lịch liên tục phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như Trường đại học Kinh tế quốc dân, Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng ngoại ngữ cho các lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2008, Sở văn hoá - thể thao - du lịch Ninh Bình đã mở tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc- Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều
buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế. Nhờ vậy mà khả năng chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khẳ năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động đã tăng lên đáng kể, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Biểu đồ 3 dưới đây thể hiện cả vốn đầu tư vào nhân lực du lịch và số lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy lượng vốn đầu tư cho nhân lực liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua, đi đôi với đó là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực du lịch. Nếu năm 2006, vốn đầu tư vào du lịch chỉ đạt 1,33 tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 2,08 tỷ đồng. Năm 2008, vốn đầu tư cho nhân lực chỉ tăng nhẹ lên 2,25 tỷ đồng, năm 2009 tiếp tục tăng lên 3,42 tỷ. Năm 2010, vốn đầu tư vào nhân lực đạt cao nhất trong giai đoạn là 4,17 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư này cần phải xem xét trên cả những khía cạnh khác.
Đơn vị: Lao động: người; Vốn đầu tư: triệu đồng
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Ninh Bình.
Biểu đồ 3.3: Đầu tư phát triển nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động có trình độ, chất lượng, tỉnh cũng chú trọng đến cả công tác bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch cho nhân dân địa phương nơi khu du lịch. Từ năm 2003 tới nay, tỉnh liên tục mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho cán bộ và nhân dân các xã làm du lịch với số lượng lên tới hơn 5000 người. Người dân được hướng dẫn về các dịch vụ du lịch như chèo đò, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm... Qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh của nhân dân khu du lịch trở nên có tổ chức và phục vụ du khách tốt hơn.
Từ năm 2009, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên phối hợp với UBND xã Trường Yên tổ chức các lớp tập huấn về ý thức văn hóa cho những người làm dịch vụ du lịch, người dân trong xã đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp đối với phát triển du lịch bền vững. Nhờ đó, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu vực Cố đô Hoa Lư, những hiện tượng như chèo kéo, nài nỉ ép khách mua hàng giảm hẳn, hoạt động của các hàng quán cũng đi vào nền nếp, không còn tình trạng xả rác bừa bãi gần khu di tích. Người dân trong xã đã xác định dịch vụ du lịch là một nghề mang tính bền vững và nêu cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, chung tay tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đưa Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư trở thành một không gian văn hóa để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
3.2.5.2. Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2001-2010 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình đều tăng khá. Năm 2010 toàn tỉnh có gần 11.000 lao động, gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%).
- Những ưu điểm:
Về chủng loại lao động du lịch: Ninh Bình có đủ các nhóm lao động theo chức năng (quản lý, sự nghiệp và kinh doanh du lịch). Tỷ lệ giữa bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp bước đầu đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và công tác tổ chức, quản lý khu, điểm, tuyến du lịch.
Về chất lượng, hiện nay số lao động có trình độ nghiệp vụ (Đại học, cao đẳng, trung cấp) đã tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, sử dụng được ngoại ngữ phục vụ công việc cũng có bước tăng trưởng đáng kể. Công tác đào tạo lao động du lịch đã được quan tâm đúng mức đặc biệt là từ 2006 trở lại đây. Ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương tham gia làm du lịch như: nhân dân xã Ninh Hải tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, bà con nhân dân xã Gia Sinh, Gia Vân tham gia làm dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Tâm linh núi chùa Bái đính và khu Vân Long...
Bảng 3.12: Trình độ đội ngũ lao động du lịch Ninh Bình thời kỳ 2006 – 2009 Năm Tổng lao động (ngàn) Trình độ chuyên môn LĐ phổ thông Trình độ ngoại ngữ (có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, Pháp, Trung) ĐH, CĐ Trung cấp Khá c 2006 5.9 184 322 270 5.124 290 2007 6.15 198 410 317 5.225 316 2008 6.78 212 430 350 5.788 335 2009 8.5 250 520 470 7.260 410 2010 8.8 265 520 475 7.540 445
Nguồn: Sở Du lịch, văn hoá và thể thao Ninh Bình.
Đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ đối với việc phát triển của doanh nghiệp. Việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động cũng đã có những chuyển biến rõ nét. Các chính sách thu hút người lao động dưới những hình thức khác nhau bước đầu cũng được nhiều đơn vị lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Có thể nói đây là những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch nói riêng và nâng cao chất lượng phục vụ du khách nói chung, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của du lịch Ninh Bình.
- Những hạn chế:
Về số lượng: Nếu theo số lượng quy chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, 1 phòng khách sạn xếp hạng sao cần 1,7 lao động và 1 phòng khách sạn nội địa (chưa xếp hạng cần 1,2 lao động) thì số lao động cần phải có cho riêng lĩnh vực kinh doanh khách sạn vẫn chưa đủ để đáp ứng. Và theo tinh thần Nghị quyết
15/NQ-TU của Tỉnh uỷ, đến năm 2015 sẽ tăng thêm khoảng 20 khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ 3 đến 5 sao với 2500 phòng thì sẽ cần thêm gấp đôi lượng lao động đã có, chưa kể đến lao động cho các khách sạn nội địa (chưa được xếp hạng) và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Về chất lượng: Đội ngũ lao động du lịch Ninh Bình còn hạn chế nhiều cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng ở mức thấp, về ngoại ngữ đa số chưa được đào tạo căn bản, chuyên sâu. Do vậy, lao động du lịch Ninh Bình chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ các thị trường khách, đặc biệt là thị trường khách Quốc tế.
Việc làm và thu nhập của người lao động chưa cao, chưa thực sự tương xứng với đặc thù lao động của ngành, tính chuyên môn hoá trong công việc của người lao động cũng còn bất cập (một lao động phải làm nhiều việc, làm không đúng chuyên môn) do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ.
Như vậy có thể thấy số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tăng dần qua các năm, tuy nhiên đây mới chỉ là con số do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh quản lý. Đây là những lao động có qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, là nòng cốt chính để phát triển đội ngũ nhân lực du lịch. Mặc dù vậy, để du lịch trở thành một ngành kinh tế phát triển mũi nhọn của địa phương thì tỉnh Ninh Bình cần có sự đầu tư lớn hơn nữa vào nguồn nhân lực. Không chỉ là phát triển cả số lượng và chất lượng của đội ngũ du lịch thường xuyên cơ yếu mà còn phải có kế hoạch huy động cả nhân dân địa phương tham gia vào làm du lịch, với phương châm “người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch”, để “văn hóa du lịch” trở nên thấm nhuần, tạo thành nét đặc trưng và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế du lịch đi lên mạnh mẽ.
3.2.6. Đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch
Năm năm trở lại đây, hoạt động xúc tiến quảng bá từng bước được chuyên môn hoá. Các kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch hàng năm của ngành đã được triển khai có hiệu quả. Hệ thống các ấn phẩm, tài liệu quảng bá đã được xây dựng và hoàn chỉnh. Công tác xúc tiến quảng bá trên mạng internet đã được đẩy mạnh với việc thiết lập được trang tin điện tử tổng hợp, thu hút hàng nghìn lượt người truy cập. Các hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng hình ảnh, nâng cao vị thế du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế, hấp dẫn khách đến Ninh Bình ngày một đông hơn.
Nguồn: - Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Ninh Bình.
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư Ninh Bình
Biểu đồ 3.4: Đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
Thông qua biểu đồ 4, có thể thấy đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được quan tâm. Năm 2006, vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá mới chỉ đạt 5,17 tỷ thì tới năm 2009 đã là 22,05 tỷ đồng, gấp 4,3 lần so với năm 2006. Năm 2010, vốn đầu tư cho hoạt động này có giảm nhẹ còn 20,36 tỷ đồng. Với mức này, mặc dù cho thấy sự quan tâm đầu tư của các cấp tuy nhiên so với tổng vốn đầu tư thực hiện hàng năm thì đây vẫn là một con số hết sức khiêm tốn. Đặc biệt trước nhu cầu thu hút khách du lịch lẫn nhà đầu tư vào du lịch nói riêng và kinh tế Ninh Bình nói chung.
Các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch của ngành được quản lý, cập nhật đầy đủ trên trang thông tin điện tử Du lịch Ninh Bình. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh cũng đã phối hợp với Đài truyền hình Ninh Bình thực hiện 12 chuyên mục du lịch tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch và phản ánh các hoạt động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thực hiện chương trình “ Khám phá Việt Nam” tại khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình, khu du lịch sinh thái Vân Long, Địch Lộng; tham gia tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình tại Hội chợ Du lịch Hải Phòng, liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội, liên hoan văn hóa ẩm thực các tỉnh bắc Miền Trung tại thành phố Vinh, Lễ hội Cố đô Hoa Lư; phối hợp với Sở Công thương Ninh Bình tổ chức Hội chợ Quốc tế thương mại du lịch Ninh Bình năm 2010. Hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho các đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về Ninh Bình, các công ty lữ hành thông qua điện thoại, thư điện tử và hướng dẫn trực tiếp cũng được quan tâm chú trọng; cung cấp hơn 9000 ấn phẩm quảng bá du lịch Ninh Bình cho các công ty lữ hành, khách sạn, các cơ quan trong và ngoài tỉnh; biên tập, thiết kế và phát hành 300 bản tin văn hoá, thể thao và du lịch chào mừng 50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 -9/7/2010), 600 bản tin Văn hóa, Thể thao, Du lịch số đặc biệt chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Năm 2008, ngành du lịch đã tổ chức thành công Tuần Du lịch Ninh Bình và phục vụ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc. Đây là dịp để Ninh Bình tuyên truyền, quảng bá đậm nét về tiềm năng, thế mạnh, truyền thống lịch sử văn hoá, du lịch, đất
và người Ninh Bình, từ đó kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhằm từng bước đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Một hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm, nổi bật là việc phối hợp với Công ty cổ phần Đến Việt Nam xây dựng chương trình gameshow “Ấn tượng Việt Nam” tại một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình đến khách du lịch trong nước và quốc tế; phối hợp với Truyền hình Cáp Đài truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch tại khu du lịch sinh thái Vân Long; phối hợp với Đài truyền hình Ninh Bình thực hiện các chuyên mục về du lịch.
Trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Ninh Bình hiện nay, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình (Sở VH,TT&DL) đang giữ một vai trò quan trọng. Nhiều hoạt động phong phú, thiết thực được Trung tâm tập trung triển khai thực hiện, như quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Ninh Bình trên các phương tiện thông tin, tham gia các hội chợ quốc tế du lịch, tư vấn, hỗ trợ thông tin du lịch...Sự ra đời và đi vào hoạt động thử nghiệm của trang thông tin điện tử du lịch Ninh Bình với tên miền www.ninhbinhtourism.com.vn từ tháng 10-2006 của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch là phương tiện hữu hiệu trong việc kết nối, đăng tải, lưu giữ, cung cấp thông tin, tư vấn du lịch Ninh Bình với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ban đầu, trang tin chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, với nội dung phong phú, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, thu hút nhiều người truy cập. Để tiếp tục phát triển và mở rộng trang thông tin phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người xem, Trung tâm đã tiến hành nâng cấp 2 lần vào năm 2007 và 2008, xây dựng thêm phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp. Trang tin điện tử thường xuyên cập nhật tin, bài, hình ảnh, hoạt động du lịch và các hoạt động văn hoá, thể thao khác của tỉnh, đồng thời xây dựng các chuyên đề phục vụ nhu cầu truy cập của du khách trong các dịp lễ, Tết. Số người truy cập tăng liên tục, bình quân trên 25.000 lượt/tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, hình ảnh du lịch Ninh Bình trên mạng Internet qua trang thông tin điện tử tổng hợp du lịch Ninh Bình, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch còn phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng và thực hiện các chuyên mục tuyên truyền về du lịch cũng như phản ánh các hoạt động của du lịch