CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-
3.2.2.1. Tình hình đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-
giai đoạn 2006-2010
3.2.2.1. Tình hình đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giaiđoạn 2006-2010 đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2001 – 2010 nói chung và 2006 – 2010 nói riêng, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ đồng vào năm 2010, dần trở thành ngành mũi nhọn. Nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn
du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Kết quả những năm qua cho thấy du lịch Ninh Bình đã và đang phát triển đúng hướng. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Thu nhập từ các hoạt động du lịch mang lại đã phần nào nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo tại một số địa phương.
Năm 2009 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU. Từ đó để triển khai thực hiện chủ trương, định hướng phát triển du lịch, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh uỷ theo từng năm và qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Bảng 3.4 tổng hợp về đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010:
Bảng 3.4. Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Số dự án được chấp thuận 22 28 36 43 47
Tổng vốn đầu tư vào DL 5131,5 5836,3 10964,2 11542,3 12701,2
Tốc độ tăng vốn đầu tư 0,0 13,7% 87,9% 5,3% 10,0%
Vốn đầu tư thực hiện 797,6 860,9 1550,9 2420,8 2791,9
Tốc độ tăng vốn ĐT thực hiện 0,0 7,9% 80,2% 56,1% 15,3%
Phân theo cơ cấu nguồn sở hữu
Nhà nước 659,9 653,2 1247,2 1995,6 2144,3
- Tỷ trọng 82,7% 75,9% 80,4% 82,4% 76,8%
- Tỷ trọng 17,3% 24,1% 19,6% 17,6% 23,2%
Vốn nước ngoài 0,0 0,872 1,138 1,215 1,207
- Tỷ trọng 0,0 1,8% 1,4% 1,0% 0,9%
Phân theo nội dung
ĐTPT CSHT du lịch 369,6 411,0 913,3 1395,1 1557,0 - Tỷ trọng 46,3% 47,7% 58,9% 57,6% 55,8% ĐTPT kinh doanh DL 421,5 422,0 599,2 976,6 1186,3 - Tỷ trọng 52,8% 49,0% 38,6% 40,3% 42,5% ĐTPT nhân lực DL 1,33 2,08 2,25 3,42 4,17 - Tỷ trọng 0,2% 0,2% 0,1% 0,1% 0,1% ĐT xúc tiến quảng bá du lịch 5,17 10,12 14,50 22,05 20,36 - Tỷ trọng 0,6% 1,2% 0,9% 0,9% 0,7%
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Ninh Bình
Nhìn vào bảng 3.4 ta dễ dàng nhận thấy cả số dự án, tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư thực hiện vào du lịch đều liên tục tăng. Tổng vốn đầu tư vào du lịch năm 2010 là 12.701 tỷ đồng, gấp 2,5 lần; còn vốn đầu tư thực hiện năm 2010 là 2.792 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2006. Con số tăng trưởng là không đều, năm 2008 là năm tăng mạnh nhất cả đối với tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư thực hiện. Một dấu hiệu tốt đó là tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện càng ngày càng được cải thiện so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, điều đó cho thấy hoạt động đầu tư đã được các cấp, các bên liên quan đốc thúc tiến hành chứ không phải chỉ là những cam kết về con số.
Về cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư nhà nước (từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương) vẫn chiếm ưu thế, từ 76%-83% vốn đầu tư thực hiện mỗi năm. Trong đó, nguồn vốn nhà nước chủ yếu tập trung ở các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông giúp nối liền các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như trong vùng tạo nên tính đa dạng và liên vùng cao. Nhờ có cơ sở hạ tầng du lịch tốt nên đã giúp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch trong tỉnh. Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nước ngoài (FDI) tập trung ở hoạt động đầu tư phát triển kinh doanh du lịch bởi đây là hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt khi đã có cơ sở hạ tầng tốt được xây dựng. Vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ xấp xỉ
1%-2%, số dự án không nhiều, thực tế đi vào đầu tư chỉ có 01 dự án (trên tổng số 03 dự án được cấp phép).
Theo nội dung của hoạt động đầu tư, nhìn chung các nội dung đầu tư đều có sự gia tăng về khối lượng vốn đầu tư. Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh du lịch vẫn chiếm gần như tuyệt đối, tỷ trọng vốn đầu tư cho nhân lực và xúc tiến quảng bá vẫn còn khá khiêm tốn. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư bởi đây vẫn nằm trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh có tầm nhìn dài hạn tới 2030.