Giải pháp đẩy mạnh đầu tư xúc tiến, quảng bá

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 107)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.2.6. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư xúc tiến, quảng bá

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Ninh Bình phát triển dưới mức tiềm năng chính là vì những thông tin về du lịch Ninh Bình còn chưa đầy đủ, hoạt động xúc tiến quảng bá mới chỉ được chú trọng trong vài năm gần đây, các kênh thông tin còn ít, mang tính truyền thống và chưa thực sự nổi bật. Các du khách cũng chỉ thực được biết nhiều đến một số điểm đến như Bái Đính - Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm – Kim Sơn, Tam Cốc – Bích Động trong khi Ninh Bình còn rất nhiều các tiềm năng du lịch khác.

Vì vậy, cần khẩn trương đưa vào thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch trọng điểm (gồm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái...) gắn với chuỗi giá trị và mạng lưới du lịch quốc gia, quốc tế, đảm bảo tính văn hóa, văn minh, lịch sự, tính chuyên nghiệp cao; mở rộng các hình thức du lịch như du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, trên hồ, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch thăm quan làng nghề kết hợp học nghề, mua sắm, du lịch kết hợp chơi golf... Khi xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch trọng điểm bắt buộc phải tham gia vào phát triển thị trường du lịch, đẩy mạnh quảng bá thông tin tích hợp du lịch Ninh Bình trên các phương tiện nghe nhìn ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các khu du lịch trọng điểm, các tuyến, tour, điểm du lịch, loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực... đến với các thị trường trong nước, thị trường quốc tế trọng điểm.

Trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, cần phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp cho du lịch Ninh Bình. Đối với thị trường khách quốc tế, trước hết cần xác định đúng các thị trường trọng điểm nước ngoài để quảng bá cho phù hợp (thị trường Pháp và Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và Newzeland, Đông bắc Á); tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá vào 2 trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch. Cần tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên về du lịch, các hãng hàng không, các chủ hãng du lịch lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của Ninh Bình. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng bá về du lịch Ninh Bình, tiến tới phủ sóng qua vệ tinh để quảng bá rộng rãi ở trong nước và quốc tế. Nâng cấp trang web du lịch Ninh Bình. Tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật...giới thiệu về các điểm, khu du lịch của Ninh Bình, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống các ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, phim tài liệu, phim truyện và các quà tặng đặc trưng về miền đất Ninh Bình.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng. Trước hết tổ chức điểm cung

cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm thành phố Ninh Bình, tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch Tràng An – Bái Đính. Cần xây dựng cả hệ thống tích hợp thông tin dữ liệu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả.

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Ninh Bình trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại. Cần tận dụng các kênh thông tin mới, hiện đại và có sức lan tỏa rộng hiện nay như mạng xã hội trên internet; hoặc có thể nghiên cứu xây dựng kế hoạch marketing truyền miệng – đây là một hình thức marketing thích hợp cho các sản phẩm du lịch.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN

Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, nhiều cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa hấp dẫn để phát triển mạnh ngành du lịch. Với tiềm năng và sự quan tâm đầu tư khai thác, du lịch Ninh Bình những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết 15 của Tỉnh uỷ, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, kết cấu hạ tầng các điểm du lịch đang dần được hoàn thiện, số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn và đặc biệt là đội ngũ phục vụ, hướng dẫn viên ngày càng được nâng cao, do đó thu hút được khá đông khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, thu hút nhiều du khách; công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn yếu, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy cần thiết phải có những giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển trong lĩnh vực du lịch như: chú trọng công tác quy hoạch, công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch với văn hóa, bảo vệ tài nguyên và môi trường; chú ý công tác đào tạo đội ngũ những người làm công tác du lịch theo hướng chuyên nghiệp; thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch tạo ấn tượng tốt đối với du khách; nghiên cứu cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch. Tất cả nhằm đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w