Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 52)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-

3.1.2.Tình hình kinh tế xã hộ

Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thành phố (thành phố Ninh Bình), 01 thị xã (thị xã Tam Điệp) và 6 huyện (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Gia Viễn và Nho Quan) với tổng 146 xã, phường và thị trấn.

Về giao thông, Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh

Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10 ở Thành phố Ninh Bình. Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản.

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Ninh Bình cách Thủ đô Hà nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua (đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35km), cùng hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Như vậy Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước cũng như thuận lợi cho việc dịch chuyển trong du lịch. Về dịch vụ hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao. Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.

Theo thống kê năm 2009, dân số Ninh Bình là 901.686 người, chiếm gần 4,6% dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số trên 649 người/km2, thấp hơn mật độ trung bình của vùng (trung bình của vùng là 932 người/km2). Độ tuổi trung bình của dân số tỉnh tương đương với độ tuổi trung bình của cả nước và đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng". Nguồn nhân lực của tỉnh phát triển khá về cả số lượng, chất lượng, khá thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện tại, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 501,6 nghìn người (năm 2009), trong đó chủ yế vẫn là lao động trong khu vực nông nghiệp (49,5%); tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ còn thấp (20,2%). Tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị trong thời gian qua khá thấp (3,7%). Trong giai đoạn 2001 – 2010, bình quân/năm giải quyết được trên 15 nghìn chỗ làm việc. Nguồn nhân lực của Ninh Bình có chất lượng khá trong vùng đồng bằng sông Hồng. Bình quân 1.000 người có gần 300 người đi học, trong đó số sinh viên, học sinh học nghề chiếm tỷ lệ lớn (nhân lực chất lượng cao). Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp

vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các khu vực khác, năng suất lao động còn thấp và chậm được nâng lên; thời gian nông nhàn của lao động nông thôn còn khá lớn (khoảng 25%).

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi... Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.047 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010: Công nghiệp - xây dựng: 47,7%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 16,5%; Dịch vụ: 35,8%. Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 24,1 % và dịch vụ đạt 19,5%. GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2010 đạt trên 20,6 triệu đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh (năm 2000 là 46,3% đến 2010 còn 16,2%), công nghiệp - xây dựng tăng mạnh (21,6% năm 2000 đến năm 2010 đạt 47,3%). Tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ tăng chưa tương xứng với tiềm năng (từ 32,1% năm 2000 lên 36,5% năm 2010).

Tốc độ tăng vốn bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 47,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2000 lên 103,1% năm 2010. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, vốn đầu tư tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%. Giai đoạn 2006 - 2010, con số này đã giảm xuống còn 2,54% và hiện là cao hơn so với mức trung bình của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,77). Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) của Ninh Bình đứng thứ 11 cả nước nhưng độ mở của nền kinh tế khoảng

8,6%, khá thấp so với bình quân cả nước (68,5%). Như vậy, thành tựu kinh tế 2001

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 52)