Đầu tư gìn giữ và phát triển văn hóa lễ hộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 83)

II. Nguồn ngân sách trung ương 5.573.630.0 45 2.053.458.3

3.2.7.2.Đầu tư gìn giữ và phát triển văn hóa lễ hộ

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch phổ biến và thut hút được nhiều du khách ở nước ta hiện nay. Du lịch lễ hội mang tính mùa vụ, vì vậy sự nổi tiếng của

lễ hội, công tác tổ chức, chất lượng lễ hội sự kiện sẽ quyết định số lượng du khách tới với lễ hội trong năm và những năm tiếp theo. Ninh Bình mặc dù có rất nhiều lễ hội nhưng phổ biến và được du khách biết đến nhiều nhất vẫn là lễ hội cố đô Hoa Lư và lễ hội chùa Bái Đính hàng năm. Chính vì vậy tỉnh Ninh Bình đã tập trung đầu tư vào việc tổ chức và xây dựng chương trình cho các lễ hội này nhằm để lại ấn tượng trong lòng du khách. Trước dịp lễ hội diễn ra đều có tổ chức các cuộc họp giữa các sở - ban - ngành liên quan nhằm xây dựng kịch bản chương trình, lên kế hoạch tổ chức và phân công nhiệm vụ để phối hợp thực hiện.

Năm 2008, tỉnh đã tổ chức một sự kiện du lịch lớn là Tuần du lịch diễn ra từ ngày 8 – 14.4.2008 với chủ đề “Ninh Bình non nước hữu tình”, ghi dấu kỷ niệm 1040 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuần lễ Du lịch Ninh Bình 2008 là ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch với hàng loạt sự kiện như tổ chức các hội chợ du lịch, triển lãm của các làng nghề, thi ẩm thực Ninh Bình, trưng bày cây cảnh, cổ vật; các hoạt động văn hoá phong phú với lễ hội động Hoa Lư, lễ hội Trường Yên; thi người đẹp, giọng hát hay và các giải thể thao đấu vật, đua thuyền rồng, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông; khai trương một số tour, tuyến du lịch trọng điểm; tổ chức hội thảo chuyên đề về du lịch Ninh Bình...

Bên cạnh hoạt động văn hóa lễ hội, thực hiện chương trình mục tiêu “ Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể” những năm qua tỉnh đã quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu như: Sưu tầm và phát hành tập sách “ Truyền thuyết Hoa Lư”, “ Kinh đô Hoa Lư thời Đinh- Tiền Lê”, “ Hát chầu văn”, “ Hát xẩm”…Việc triển khai sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể đã góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho thế trẻ, từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 (Trang 83)