Công tác thực hiện dự toán

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50)

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình QLTC của đơn vị. Đây là quá trình sử dụng tổng hòa các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển của đơn vị. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các khoa, phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính.

Căn cứ thực hiện dự toán: Dự toán thu chi (kế hoạch) của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của bệnh viện. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị. Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính đúng theo quy định của Nhà nước. Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán. Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên quá trình lập và thực hiện dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý. Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán mà cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự ưu tiên việc gì trước, việc gì sau.

Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn. Tổ chức thực hiện các khoản chi theo quy chế chi tiêu nội bộ đã được đơn vị lập và Sở Y tế phê duyệt, chi tiêu đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc.

Công tác thực hiện dự toán của các bệnh viện trong giai đoạn 2010-2013 nhìn chung đa số đều thực hiện theo dự toán được duyệt, các bệnh viện bám sát theo hế hoạch đề ra, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện dự toán qua các năm 2010 -1013

Đơn vị tính: Triệu đồng KH TH C/lệch KH TH C/lệch KH TH C/lệch KH TH C/lệch Nhóm I 52,938 51,397 1,541 65,248 63,624 1,624 82,699 80,873 1,826 90,447 88,380 2,067 Nhóm II 9,942 11,259 -1,317 16,037 16,131 -94 16,983 17,533 -550 14,413 14,131 282 Nhóm III 442 553 -111 1,664 2,378 -714 4,705 5,228 -523 4,706 5,497 -791 Nhóm IV 783 896 -113 1,908 2,724 -816 5,903 6,656 -753 5,429 6,987 -1,558 Tổng 64,105 64,105 0 84,857 84,857 0 110,290 110,290 0 114,995 114,995 0

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2013

Tuy nhiên có một số bệnh viện giữa thực hiện và kế hoạch chưa khớp đúng giữa các nhóm mục được giao và có sự chuyển đổi giữa các nhóm mục với nhau, cụ thể:

 Đa số các khoản chi được giao cho nhóm I thực hiện giảm so với kế hoạch và giảm đều qua các năm, năm 2010: 1.541 triệu đồng, năm 2011: 1.624 triệu đồng, năm 2012: 1.826 triệu đồng, năm 2013: 2.067 triệu đồng. Với lý do khi giao kinh phí về cho các bệnh viện, Sở Y tế đã giao thêm phần thực hiện Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 và Quyết định số 2057/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 về việc giao quyền tự chủ về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và đơn vị SNCL. Bên cạnh đó, do trong năm các BV có số cán bộ nghỉ sinh đã được cơ quan bảo hiểm trả thay lương nên đã dôi ra phần kinh phí trên. Số kinh phí này các BV đã bổ sung chi cho nghiệp vụ chuyên môn, đầu tư mua sắm tài sản và chi thu nhập tăng thêm cho CBCNV.  Các khoản mục giao cho nhóm 2 thực hiện tăng so với kế hoạch, thể hiện các BV lồng ghép nguồn kinh phí đã tiết kiệm được từ nhóm mục I để tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn, góp phần đảm bảo phục vụ nhu cầu KCB cho nhân dân.

 Có một số BV chênh lệch dự toán giữa kế hoạch so với thực hiện do phát sinh một số nhiệm vụ chi đột xuất như: công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bảo vệ môi trường, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh... Các BV phải ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ bức thiết nhất để đáp ứng nhu cầu khám

chữa bệnh không để xảy ra tình trạng ách tắc trong công tác KCB phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)