Đơn vị: tỷđồng
Năm Chi NSNN cấp cho cáccơ sở KCB Thu từ viện phí, BHYT Tỷ lệ NSNN cấp so với nguồn viện phí, BHYT
2008 45.313 46.182 98,12% 2009 55.010 62.273 88,34% 2010 66.161 93.261 68,74% 2011 84.857 118.526 71,59% 2012 110.290 160.345 68,78% 2013 117.995 200.349 58,89%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế Quảng trị 2008-2013
Năm 2008, NSNN tương đương với nguồn thu viện phí và BHYT đạt 98,12%, từ năm 2009 đến năm 2013 tỷ lệ này lại giảm dần, năm 2010 đạt: 68,74%, 2011: 71,59% và năm 2012: 68,78%; 2013 đạt 58,89%. Điều này chứng tỏ nguồn thu viện phí và BHYT ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Xét trong tổng nguồn kinh phí thường xuyên được phép chi tiêu tại các bệnh viện ta thấy: tỷ trọng nguồn kinh phí do NSNN cấp đang có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn kinh phí của các bệnh viện. Đây cũng là xu hướng trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp lại phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực, mục tiêu khác…Đến năm 2013 nguồn NSNN cấp chỉ đáp ứng khoảng 59% tổng kinh phí. Tuy nhiên, nếu xét tổng nguồn NSNN cấp thì nguồn kinh phí này hiện vẫn đang bao cấp tới 80% chi phí cho các bệnh viện công. Ngoài kinh phí thường xuyên, các bệnh viện còn được Nhà nước cấp kinh phí để cải tạo, nâng cấp thông qua các dự án xây dựng.
Để thấy rõ hơn tỷ lệ NSNN cấp so với nguồn viện phí, BHYT ta có thể nhận ra qua biểu đồ sau:
Đơn vị :Triệu đồng 45,313 93,261 118,526 160,435 200,349 117,995 110,290 84,857 66,161 55,010 62,273 46,182 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn NSNN cấp Nguồn thu VP, BHYT
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế Quảng Trị (2008-2013)
Biểu đồ 3.3. So sánh nguồn NSNN cấp so với nguồn thu viện phí, BHYT
Nguồn thu sự nghiệp bao gồm thu viện phí, lệ phí và BHYT là một nguồn thu quan trọng của các bệnh viện công lập hiện nay của tỉnh, thường chiếm khoảng 30%- 40% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện. Qua báo cáo công tác quản lý nguồn thu của các bệnh viện giai đoạn từ năm 2008-2013, tình hình quản lý thu viện phí, lệ phí và BHYT của các bệnh viện thuộc tỉnh nổi lên một số vấn đề như sau:
Thu viện phí, lệ phí khám không đủ bù đắp chi phí thực khám chữa bệnh:Theo quy định chung hiện nay của ngành y tế, các BVCL chỉ được phép thu một phần viện phí trong tổng chi phí việc KCB cho bệnh nhân. Một phần viện phí này bao gồm: tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ KCB; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn. Ngoài ra, giá viện phí do chính quyền tỉnh quy định dựa trên biểu giá tối đa - tối thiểu do Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định, mà thường giá này thấp hơn so với chi phí thực của các bệnh viện bỏ ra. Đặc biệt đối với những bệnh nhân nặng cần phải phẫu thuật, sử dụng
thuốc đắt tiền hoặc truyền máu mà các khoản viện phí thu được đều không đủ bù đắp chi phí thực đã bỏ ra.
Kết quả tổng hợp báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013 cho thấy tình hình viện phí không đủ bù đắp chi phí cho các khoản khám chữa bệnh như sau:
Bảng 3.7. Thực trạng thu viện phí so với chi phí thực khám chữa bệnh
ĐVT: tỉ lệ %
Tình trạng bệnh nhân nhập viện Tỉ lệ viện phí đủ bù đắp
cho chi phí thực bỏ ra
1. Khám bệnh sơ bộ lượt đầu 100%
2. Khám bệnh cần chụp, chiếu X.Quang 80%
3. KCB điều trị ngoại trú 85%
4. KCB điều trị nội trú không cần phẫu thuật 70%
5. Bệnh nhân cần tiểu phẫu 60%
6. Bệnh nhân cần đại phẫu 50%
Nguồn: Báo cáo nguồn thu của các bệnh viện giai đoạn từ năm 2008-2013
Qua bảng 3.7 trên cho ta thấy các bệnh nhân đến khám sơ bộ luôn được quản lý tốt và thu đủ đạt 100%. Còn các bệnh nhân đến chụp, chiếu thì các BVCL trên địa bàn tỉnh thu đạt khoảng 80%. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú thanh toán đạt 85%, bệnh viện phải bù đắp chi phí 15%. Còn bệnh nhân điều trị nội trú không cần phẫu thuật thì chỉ đạt 70% và bệnh viện phải bù đắp là 30%. Các bệnh viện phải tính toán, có phương án quản lý chặt chẽ để giảm bớt gánh nặng chi phí bệnh viện bỏ ra.
Thất thu viện phí do bệnh nhân trốn viện và do tính sai sót đơn giá: Thất thu viện phí ở các BV công của tỉnh hiện nay vẫn diễn ra tương đối phổ biến, có thể quy vào 2 nguyên nhân chính sau:
(1) Do năng lực quản lý yếu kém của các cán bộ tài chính kế toán: Tình trạng tính sót hoặc tính nhầm giá thuốc vẫn còn diễn ra ở một số BV đặc biệt là các BV lớn, đông bệnh nhân. Thực tế cho thấy với cùng một loại bệnh có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau, với liều lượng khác nhau, có thể dùng thuốc nội hoặc thuốc nhập ngoại với các giá thuốc khác nhau. Trong quá trình tính toán chi phí cho bệnh nhân, đòi hỏi người cán bộ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu các đơn thuốc và các giá thuốc để có thể áp giá chính xác mới có thể đưa ra mức viện phí đúng.
(2) Tình trạng trốn viện sau khi điều trị khỏi bệnh: Quảng Trị là một tỉnh nghèo, có nhiều hộ nghèo và hộ thuộc chính sách xã hội trợ cấp. Có những bệnh nhân thuộc hộ nghèo không đủ tiền chữa bệnh được đưa đến BV trong tình trạng nguy cấp đòi hỏi đội ngũ y, bác sĩ phải cấp cứu kịp thời..
3.3.3. Quản lý nguồn thu từ tài trợ, viện trợ và các nguồn thu từ dịch vụ khác
Đây là nguồn tài chính không chủ động và không liên tục. Nguồn viện trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của các đơn vị, các tổ chức quốc tế có thể viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Trong giai đoạn từ 2008-2013, các bệnh viện công lập tại tỉnh Quảng Trị đã thu từ nguồn thu dịch vụ và tiếp nhận các khoản thu từ viện trợ như sau: