Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và các BVCL nói riêng. Các yếu tố môi trường bên ngoài vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực vừa có thể gây ra những thách thức đối với QLTC của các bệnh viện công lập. Các yếu tố môi trường sau đây cần được xem xét:

Về kinh tế: Việt Nam đang dần hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các BV hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao; Cấu trúc hạ tầng cơ sở phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Chi ngân sách nhà nước cho y tế hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của các bệnh viện công lập. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Số lượt người đến các bệnh viện khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tất cả những yếu tố nói trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho họat động của bệnh viện công. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cư.

Về chính trị: Việt Nam từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao “mở cửa” giúp Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những tiến bộ chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các BVCL hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của các BVCL gặp nhiều thuận lợi và không ngừng tăng lên.

Môi trường pháp lý: Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chính sách “xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các BVCL đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác KCB của mình: phát triển thành các BV bán công; xây dựng khoa khám bệnh và điều trị theo yêu cầu

Cùng với các chính sách mới về kinh tế, xã hội, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách để củng cố, phát triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc

sức khoẻ nhân dân nói chung và các chính sách về tài chính áp dụng cho quản lý trong BVCL nói riêng. Các chính sách này tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện công lập tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính trong đó phải kể đến chính sách viện phí và BHYT.

Chính sách viện phí và BHYT là hai chính sách tài chính y tế có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công. Viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo. Do đó, để đơn vị y tế hoạt động một cách có hiệu quả thì cần phải kết hợp hài hòa giữa hai chính sách này trên quan điểm hướng tới mục tiêu công bằng đối với những người thụ hưởng dịch vụ đó.

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)