Quản lý chi cho nhó mI (Chi cho con người)

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 66)

Khoản chi nhóm I của các BVCL thường bao gồm: Chi tiền lương cho các cán bộ nhân viên trong biên chế của BV; Chi tiền công cho các hợp đồng lao động; Phụ cấp lương; Dự kiến chi các khoản tiền thưởng theo quy định từ nguồn NSNN; Chi đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành; Các khoản chi cho cán bộ khác như: phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp theo chế độ của cán bộ như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ....

Khoản chi cho con người là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế của các bệnh viện. Thực tế cho thấy các khoản chi thuộc nhóm I không ổn định và thường xuyên biến động qua các năm do một số chính sách của nhà nước đã có sự thay đổi đối với ngành y tế và do sự biến động giá cả nên có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu đã góp phần làm thay đổi các khoản chi này. Dưới đây là bảng số liệu về sự biến động chi phí cho nhóm I như sau:

Bảng 3.9. Tình hình chi tiêu cho nhóm I từ năm (2008-2013)

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi Tỉ lệ tăng (%) Trong đó Chi từ nguồn

NSNN cấp phí, BHYT và khác Chi từ nguồn Viện viện trợ Nguồn

2008 40.485 34.592 5.893 0 2009 54.995 35,84% 43.688 11.307 0 2010 66.236 20,44% 51.397 14.839 0 2011 80.012 20,80% 63.624 16.388 0 2012 110.940 38,65% 80.873 30.067 0 2013 118.502 6,82% 88.380 30.122 0

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008-2013)

Với kết quả chi tiêu cho nhóm I như trên cho thấy: Chi tiêu nhóm I (chi cho con người) hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn so năm trước. Mức tăng lớn nhất là năm 2012 tăng 38,65% so với năm 2011, sau đó xu hướng tốc độ tăng có giảm dần và đến năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 6,82%. Nguyên nhân là do nhu cầu của xã hội,

cũng nhu như cầu của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh cần tuyển thêm bác sĩ có trình độ cao lại thuộc biên chế nên khoản chi con người của bệnh viện có xu hướng tăng hơn so với năm trước. Kinh phí chi cho nhóm I chủ yếu từ nguồn NSNN cấp hàng năm theo định mức biên chế quỹ lương của các BV và một phần được bổ sung từ nguồn viện phí, BHYT và các dịch vụ khác mà các BV được phép thu, chi theo quy định. Mức bổ sung cho khoản chi này từ nguồn viện phí, BHYT và các dịch vụ khác có xu hướng tăng dần theo các năm. Năm 2008 mới đạt 5.893 triệu đồng thì đến năm 2013 đạt 30.122 triệu đồng. Điều này đã giúp cho các BVCL của tỉnh cải thiện được thu nhập cho cán bộ và một phần khác giúp cho các BV có nguồn quỹ thực hiện việc điều chỉnh lương theo hệ số lương tối thiểu tăng lên hằng năm theo quy định của nhà nước, cũng như các khoản chi thưởng khác.

Bảng số liệu trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Đơn vị: Triệu đồng 93 737 45 313 47 054 1 370 124 403 55 010 63 967 5 426 161 950 64 105 96 155 1 690 209 099 84 857 120 309 3 933 279 912 110 290 162 556 7 066 330 539 117 995 203 916 8 628 50 000 100 000 150 000 200 000 250 000 300 000 350 000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng chi Chi từ nguồn NSNN cấp Chi từ nguồn VP, BHYT và khác Chi từ nguồn viện trợ

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008-2013)

Biểu đồ 3.5. Tình hình chi tiêu nhóm I của các bệnh viện tỉnh

Như vậy qua phân tích nguồn chi nhóm I chủ yếu vẫn chỉ để đảm bảo chi lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ y tế. Nhìn chung tình hình chi cho con người được đáp ứng đảm bảo theo quy định, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống của cán bộ, viên chức của các bệnh viện.

3.4.2. Quản lý chi cho nhóm II (chi cho chuyên môn nghiệp vụ) 3.4.2.1. Khái quát chung về quản lý chi tiêu khoản mục nhóm II:

Đây là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng KCB và chiếm tỷ trọng phần lớn trong 4 nhóm chi thường xuyên của các bệnh viện. Cụ thể khoản mục chi nhóm II bao gồm một số nhóm chi chính: (1) Chi tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, sơ kết tổng kết, công tác phí, xăng xe… mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của các đơn vị SNCL. Nói cách khác chi phục vụ cho công tác quản lý bộ máy. (2) Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ điều trị và KCB; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế. Nhóm này còn được gọi là chi trực tiếp cho công tác chuyên môn KCB. (3) Các khoản chi phục vụ công tác quản lý bộ máy: Trong năm qua hầu hết các bệnh viện công của tỉnh đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý chi tiêu này bằng các quy chế chi tiêu nội bộ. Để tiết kiệm chi phí đa số các bệnh viện công của tỉnh đã thực hiện khoán chi tiêu một số khoản mục sau:

 Khoán về sử dụng cước phí điện thoại ở các khoa phòng: Đa số các BV của tỉnh hiện nay đã khoán định mức sử dụng điện thoại cố định hàng tháng (cắt toàn bộ thuê bao cũ chuyển dùng tổng đài BV thuê, chỉ cho phép một số máy gọi ra ngoài). Đối với một số bộ phận quan trọng như BGĐ, phòng HCQT,... thường xuyên cần phải gọi ra ngoài, các BV đều áp dụng khoán định mức nếu sử dụng thấp hơn định mức sẽ được BV thanh toán tiền, ngược lại sẽ phải nộp lại tiền vào BV. Căn cứ vào mức khoán như vậy, cứ sau 3 tháng kế toán các BV tổng hợp tình hình sử dụng của từng số máy, số máy nào sử dụng vượt định mức thì sẽ phải nộp tiền vào BV, ngược lại sẽ được BV thanh toán.

 Về sử dụng máy Fax, mạng Internet: Các BV đều trang bị máy fax để chuyển phát những tài liệu cần chỉ đạo, đôn đốc, giao dịch cần thiết hoàn thành trong thời gian ngắn. Khuyến khích CBCNV, các khoa phòng chức năng sử dụng mạng LAN, trang Web BV, mạng Internet để cập nhật thông tin, cung cấp số liệu khi cần thiết. Trong năm 2013 các BV cũng đã tiết kiệm được gần 25% chi phí so với các năm trước.

 Sách báo, tạp chí: Hiện nay các bệnh viện chỉ đặt mua các sách báo, tạp chí phục vụ cho chuyên môn nghiên cứu của bệnh viện, tất cả các loại sách báo không phục vụ chuyên môn đều được cắt bỏ. mức chi này khẳng định các đơn vị trong ngành đã chi tiêu khá tiết kiệm, đây là điểm mạnh cần phát huy trong thời gian tới.

 Quy định về quản lý, chi tiêu dịch vụ công cộng: Đối với việc sử dụng điện thắp sáng, điện dùng cho các thiết bị điện đa số các BV của tỉnh đều thực hiện triệt để tiết kiệm, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng điện. Đặc biệt là việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ vào mùa hè để nhiệt độ ≥ 250C và lưu ý tắt thiết bị trước giờ nghỉ 30 phút.

 Tiết kiệm sử dụng nhiên liệu xe khi đi công tác và thanh toán theo định mức quy định tại quyết định số 2958/2013-UBND ngày 19/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về định mức tiêu hao nhiên liệu đối xe ô tô phục vụ cho công tác của các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí từ NSNN trên địa bàn tỉnh.

 Quy định về sử dụng vật tư văn phòng: Quy định về định mức sử dụng văn phòng phẩm. Các định mức sử dụng được tính toán trên nhu cầu thực tế của từng đơn vị, khoa, phòng để cấp phát. Hiện một số bệnh viện đã thực hiện việc khoán chi theo định mức sử dụng vật tư văn phòng bước đầu đem lại hiệu quả hết sức tích cực. Đây là mô hình cần áp dụng rộng rãi trong tất cả các bệnh viện thời gian tới.

 Quy định về quản lý chi tiêu hội họp, công tác phí: Các khoản chi phục vụ họp, hội nghị được thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính và Nghị quyết số 40/2010/NQ-HDND ngày 11/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Trị.

Các mục chi trên khẳng định các bệnh viện đã chi tiêu khá tiết kiệm, đây là điểm mạnh cần phát huy trong thời gian tới.

(4) Công tác chi tiêu phục vụ cho chuyên môn KCB: Đây là khoản mục chi tiêu quan trọng nhất của BV, nó quyết định đến chất lượng KCB của BV và thường chúng chiếm đến 70% tổng kinh phí của BV. Khoản mục chi tiêu này bao gồm các mục chính như: chi mua thuốc chữa bệnh trước mắt và mua thuốc dự phòng cho việc KCB tương lai sau này của bệnh viện; chi mua hàng hoá vật tư dùng cho công tác CM nghiệp vụ điều trị và KCB; chi mua trang thiết bị kỹ thuật, các tài liệu chuyên môn y tế; chi mua đồng phục, trang phục cho chuyên môn; chi cho tập huấn, đào tạo chuyên môn.

3.4.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi tiêu cho khoản mục nhóm II

Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự biến động mức chi cho các khoản chi thuộc nhóm II và các nguồn chi cho các khoản chi này qua các năm như sau:

Bảng 3.10. Tỉ lệ chi cho các khoản thuộc nhóm II từ các nguồn (2008-2013)

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng chi Tỉ lệ tăng (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó chi từ các nguồn Chi từ nguồn NSNN Chi từ nguồn VP, BHYT và khác Nguồn tài trợ 2008 44.159 8.737 35.197 225 2009 53.353 20,82% 8.743 43.933 677 2010 83.463 56,43% 11.259 71.442 762 2011 110.398 32,27% 16.131 93.702 565 2012 138.729 25,66% 17.533 120.630 566 2013 176.029 26,89% 17.131 158.355 543

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008-2013)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình chi tiêu các khoản chi thuộc nhóm II năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể:

Năm 2008 chi: 43.159 triệu đồng và năm 2009 mức chi này tăng lên là: 53.353 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 20,82%. Đến năm 2010 mức chi này lại tăng cao đạt tới mức 56,44%. Năm 2011 tỷ lệ chi thuộc nhóm II tăng so với năm 2010 là: 32,27%. Năm 2012 mức chi này tăng so với năm 2011 là: 25,66%. Và năm 2013 so với năm 2012 tăng là 26,89%. Với tỷ lệ chi thuộc nhóm II tăng đều qua các năm là có một số đặc điểm cơ bản sau:

(1) Kinh phí chi cho sự nghiệp chuyên môn (chi cho nhóm II) có mức chi lớn nhất trong cả 4 nhóm thường chiếm tới ¾ tổng kinh phí chi thường xuyên của các bệnh viện. Đây là khoản chi quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Trong các khoản chi thuộc nhóm II, thì khoản chi cho việc mua thuốc, vật tư chuyên môn thường chiếm khoảng hơn 70% tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn.

(2) Mức chi cho nghiệp vụ chuyên môn (chi thuộc nhóm II) có xu hướng gia tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ 20%-30%.

(3) Tổng kinh phí sử dụng chi cho các khoản thuộc nhóm II: (chi cho nghiệp vụ chuyên môn) lấy từ nguồn viện phí, BHYT và các dịch vụ là chủ yếu thường giao động từ 75%-80% tổng kinh phí. Khoảng gần 10% là lấy nguồn từ NSNN cấp và còn lại là từ nguồn tài trợ và viện trợ của nước ngoài, nhưng nguồn này đóng góp cho việc chi nhóm II là rất nhỏ không đáng kể.

(4) Nguồn NSNN cấp cho các khoản chi thuộc nhóm II là tương đối nhỏ và ổn định trong nhiều năm không có điều chỉnh bổ sung trong khi giá điện, xăng dầu, giá thuốc có sự biến động tăng giá liên tục trong nhiều năm. Điều này thể hiện việc hoạt động của bệnh viện hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ viện phí và BHYT. Đây cũng là một trong những khó khăn cho bệnh viện bởi vì các đối tượng KCB của các bệnh viện đều có đời sống khó khăn thường chỉ đủ chi trả khoảng 80% tiền viện phí theo mức thu quy định.

3.4.3. Quản lý chi cho nhóm III (chi tiêu khác):

Các bệnh viện công lập của tỉnh đã thực hiện quản lý tốt một số chi tiêu thuộc khoản mục nhóm III bằng quy chế chi tiêu nội bộ. Có định mức rõ ràng về các khoản chi tiêu được phép như:

(1) Chi kỷ niệm ngày lễ lớn như hoa, trang trí, băng rôn, ma két, nước uống, quà tặng...Chứng từ thanh toán thực tế phải được thủ trưởng phê duyệt (mức chi quà do thủ trưởng quyết định);

(2) Chi bảo hiểm phương tiện xe ô tô, các khoản phí, lệ phí khác;

(3) Chi tiếp khách (khách trong nước: 250.000 đồng/ngày/người; khách nước ngoài: theo công văn số 58/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị).

Bảng 3.11. Tỷ lệ chi cho các khoản thuộc nhóm III từ các nguồn 2008-2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng chi tăng (%)Tỉ lệ

Trong đó chi từ các nguồn Chi từ nguồn

NSNN

Chi từ nguồn VP,

BHYT và khác Nguồn tài trợ

2008 6.565 - 508 5.787 270 2009 8.599 30,98% 588 7.828 183 2010 8.921 3,74% 553 8.362 6 2011 12.396 38,95% 2.378 10.017 1 2012 16.887 36,23% 5.228 11.659 0 2013 20.474 21,24% 5.497 14.977 0

Qua số liệu thu thập được từ bảng 3.11 cho ta thấy tỷ lệ chi cho các khoản mục thuộc nhóm III giai đoạn 2008-2013 đều có xu hướng tăng nhanh năm sau cao hơn so với năm trước. Trong đó: Năm 2009 mức chi cho khỏan mục nhóm III tăng so với năm 2008 là 30,98% và năm 2011 so với năm 2010 là 38,95%, năm 2012 so với năm 2011 là 36,23%; năm 2013 mức chi này tăng so với năm 2012 là 21,24% tương ứng với mức chi là 20.474 triệu đồng. Sở dĩ tỷ lệ chi này tăng nhanh từ nguồn chi NSNN và chi từ nguồn thu viện phí, BHYT trong một số năm trở lại đây là do các bệnh viện được tự chủ về biên chế theo Quyết định 2057/UBND nên đã tiết kiệm được số kinh phí này để trích lập các quỹ theo quy định. Ngoài ra, còn có một số nhiệm vụ chi đặc biệt như chi kỹ niệm ngày thầy thuốc Việt nam… Trong năm 2012 và năm 2013 các khoản chi này không có nguồn chi nào từ nguồn tài trợ.

3.4.4. Quản lý chi cho nhóm IV (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định)

Việc mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị, đều được các bệnh viện thành lập hội đồng mua sắm tài sản để xem xét, quyết định lựa chọn loại tài sản cần mua sắm và nhà cung cấp, mức giá mua phù hợp với quy định của cơ quan tài chính, phù hợp với mặt bằng thị trường.

Sau khi được phê duyệt cấp kinh phí, được lãnh đạo đơn vị (chủ tài khoản) đồng ý, cơ quan tiến hành các bước:

(1) Tổ chức họp hội đồng mua sắm tài sản của cơ quan để xác định nhu cầu và quyết định loại tài sản cần mua, mức giá mua sắm.

(2) Sau khi có kết luận của hội đồng mua sắm tài sản cơ quan, phòng Hành chính quản trị, phòng vật tư của bệnh viện tiến hành các bước mua sắm tài sản. Quy định trách nhiệm cụ thể cho người được giao nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị tài sản. Trưởng phòng HCQT, Trưởng phòng vật tư có trách nhiệm giám sát kiểm tra việc giao nhận tài sản mua mới (phải đúng tiêu chuẩn chất lượng và các thông số kỹ thuật theo hợp đồng đã ký) và giao trách nhiệm quản lý sử dụng cho các bộ phận hoặc cá nhân.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự biến động mức chi cho các khoản chi thuộc nhóm IV và các nguồn chi cho các khoản chi này qua các năm như sau:

Bảng 3.12. Tỷ lệ chi cho các khoản thuộc nhóm IV từ các nguồn 2008-2013

ĐVT: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Tổng chi Tỉ lệ tăng (%) Trong đó chi từ các nguồn Chi từ

nguồn NSNN Chi từ nguồn VP, BHYT và khác Nguồn tài trợ

2008 2.528 1.476 177 875 2009 7.456 194,94% 1.991 899 4.566 2010 3.330 -55,34% 896 1.512 1040 2011 6.293 88,98% 2.724 202 3.367

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 66)