So sánh nguồn NSNN cấp so với nguồn thu viện phí, BHYT

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 60)

Nguồn thu sự nghiệp bao gồm thu viện phí, lệ phí và BHYT là một nguồn thu quan trọng của các bệnh viện công lập hiện nay của tỉnh, thường chiếm khoảng 30%- 40% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện. Qua báo cáo công tác quản lý nguồn thu của các bệnh viện giai đoạn từ năm 2008-2013, tình hình quản lý thu viện phí, lệ phí và BHYT của các bệnh viện thuộc tỉnh nổi lên một số vấn đề như sau:

Thu viện phí, lệ phí khám không đủ bù đắp chi phí thực khám chữa bệnh:Theo quy định chung hiện nay của ngành y tế, các BVCL chỉ được phép thu một phần viện phí trong tổng chi phí việc KCB cho bệnh nhân. Một phần viện phí này bao gồm: tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ KCB; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn. Ngoài ra, giá viện phí do chính quyền tỉnh quy định dựa trên biểu giá tối đa - tối thiểu do Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định, mà thường giá này thấp hơn so với chi phí thực của các bệnh viện bỏ ra. Đặc biệt đối với những bệnh nhân nặng cần phải phẫu thuật, sử dụng

thuốc đắt tiền hoặc truyền máu mà các khoản viện phí thu được đều không đủ bù đắp chi phí thực đã bỏ ra.

Kết quả tổng hợp báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013 cho thấy tình hình viện phí không đủ bù đắp chi phí cho các khoản khám chữa bệnh như sau:

Bảng 3.7. Thực trạng thu viện phí so với chi phí thực khám chữa bệnh

ĐVT: tỉ lệ %

Tình trạng bệnh nhân nhập viện Tỉ lệ viện phí đủ bù đắp

cho chi phí thực bỏ ra

1. Khám bệnh sơ bộ lượt đầu 100%

2. Khám bệnh cần chụp, chiếu X.Quang 80%

3. KCB điều trị ngoại trú 85%

4. KCB điều trị nội trú không cần phẫu thuật 70%

5. Bệnh nhân cần tiểu phẫu 60%

6. Bệnh nhân cần đại phẫu 50%

Nguồn: Báo cáo nguồn thu của các bệnh viện giai đoạn từ năm 2008-2013

Qua bảng 3.7 trên cho ta thấy các bệnh nhân đến khám sơ bộ luôn được quản lý tốt và thu đủ đạt 100%. Còn các bệnh nhân đến chụp, chiếu thì các BVCL trên địa bàn tỉnh thu đạt khoảng 80%. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú thanh toán đạt 85%, bệnh viện phải bù đắp chi phí 15%. Còn bệnh nhân điều trị nội trú không cần phẫu thuật thì chỉ đạt 70% và bệnh viện phải bù đắp là 30%. Các bệnh viện phải tính toán, có phương án quản lý chặt chẽ để giảm bớt gánh nặng chi phí bệnh viện bỏ ra.

Thất thu viện phí do bệnh nhân trốn viện và do tính sai sót đơn giá: Thất thu viện phí ở các BV công của tỉnh hiện nay vẫn diễn ra tương đối phổ biến, có thể quy vào 2 nguyên nhân chính sau:

(1) Do năng lực quản lý yếu kém của các cán bộ tài chính kế toán: Tình trạng tính sót hoặc tính nhầm giá thuốc vẫn còn diễn ra ở một số BV đặc biệt là các BV lớn, đông bệnh nhân. Thực tế cho thấy với cùng một loại bệnh có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau, với liều lượng khác nhau, có thể dùng thuốc nội hoặc thuốc nhập ngoại với các giá thuốc khác nhau. Trong quá trình tính toán chi phí cho bệnh nhân, đòi hỏi người cán bộ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu các đơn thuốc và các giá thuốc để có thể áp giá chính xác mới có thể đưa ra mức viện phí đúng.

(2) Tình trạng trốn viện sau khi điều trị khỏi bệnh: Quảng Trị là một tỉnh nghèo, có nhiều hộ nghèo và hộ thuộc chính sách xã hội trợ cấp. Có những bệnh nhân thuộc hộ nghèo không đủ tiền chữa bệnh được đưa đến BV trong tình trạng nguy cấp đòi hỏi đội ngũ y, bác sĩ phải cấp cứu kịp thời..

3.3.3. Quản lý nguồn thu từ tài trợ, viện trợ và các nguồn thu từ dịch vụ khác

Đây là nguồn tài chính không chủ động và không liên tục. Nguồn viện trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của các đơn vị, các tổ chức quốc tế có thể viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Trong giai đoạn từ 2008-2013, các bệnh viện công lập tại tỉnh Quảng Trị đã thu từ nguồn thu dịch vụ và tiếp nhận các khoản thu từ viện trợ như sau:

Bảng 3.8. Nguồn thu từ các dịch vụ và tài trợ, viện trợ quốc tế (2008-2013)

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn thu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Nguồn thu từ các dịch vụ 872 1.694 2.894 1.783 2.121 3.567 2. Nguồn tài trợ và viện trợ

quốc tế 1.370 5.426 1.690 3.933 7.066 8.628

Tổng nguồn thu 2.242 7.120 4.584 5.716 9.187 12.195

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008-2013)

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn thu từ tài trợ và các dịch vụ là rất nhỏ so với tổng nguồn thu của các BV. Nhìn chung nguồn thu này đều có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, nhưng mức tăng chậm. Cụ thể: Nguồn thu từ các dịch vụ và tài trợ, viện trợ quốc tế năm 2008 đạt 2,2 tỷ đồng và năm 2009 đạt 7,1 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 217,57%. Nhưng đến năm 2010 nguồn thu này chỉ đạt 4,5 tỷ đồng giảm so với 2009 là 35,62%. Từ năm 2011 đến năm 2013 các nguồn thu này lại tăng lên và đạt 12,19 tỷ đồng (2013) tăng so với năm 2008 là 443,93%. Các nguồn thu dịch vụ này chủ yếu là do thu ngoài chuyên môn như: trông xe, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hỗ trợ giúp đỡ gia đình các bệnh nhân chăm sóc người bệnh,... Tuy nhiên, nguồn thu này chưa được khai thác tốt nên hiệu quả không cao. Do nguồn thu từ tài trợ viện trợ là không liên tục và đột xuất nên số liệu thể hiện các mốc tăng không tương xứng.

Mặc dù nguồn thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước cao hơn so với nguồn thu từ các dịch vụ khác. Song nguồn thu từ dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lại vẫn còn nhỏ bé hơn rất nhiều so với tổng nguồn thu của các bệnh viện. Tuy nhiên, việc huy động và khai thác các nguồn thu này vẫn còn nhiều hạn chế:

Dịch vụ KCB theo yêu cầu: Những năm gần đây, các BV của tỉnh đã quan tâm đến dịch vụ KCB theo yêu cầu nhằm khai thác nguồn thu cho bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn, còn có một số vấn đề QLTC nổi bật như sau:

Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu chưa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh. Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy tổng nguồn thu dịch vụ của bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đều có sự gia tăng năm sau cao hơn trước, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng của bệnh viện hiện có. Các bệnh viện công đều có những mặt mạnh như: cơ sở vật chất - kỹ thuật được trang bị tương đối đồng bộ, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, có trình độ và ổn định nhưng chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình. Nhiều bệnh nhân bệnh nặng có điều kiện tài chính không chọn loại hình khám dịch vụ theo yêu cầu của bệnh viện công mà họ chọn KCB tại các bệnh viện tư trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Kết quả điều tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013 về "Chương trình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh" với số mẫu ngẫu nhiên là 200 bệnh nhân của các gia đình có điều kiện tài chính khi được hỏi việc lựa chọn khám dịch vụ ở những bệnh viện nào thì có 40% người được hỏi cho biết sẽ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư và bệnh viện có yếu tố nước ngoài, 25% cho biết sẽ lựa chọn khám dịch vụ ở bệnh viện tỉnh, 35% còn lưỡng lự cân nhắc về giá cả. Được thể hiện rỏ ở biểu đồ 3.4 sau:

Đơn vị tính: %

Nguồn: Điều tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 60)