Các bệnh viện công lập của tỉnh đã thực hiện quản lý tốt một số chi tiêu thuộc khoản mục nhóm III bằng quy chế chi tiêu nội bộ. Có định mức rõ ràng về các khoản chi tiêu được phép như:
(1) Chi kỷ niệm ngày lễ lớn như hoa, trang trí, băng rôn, ma két, nước uống, quà tặng...Chứng từ thanh toán thực tế phải được thủ trưởng phê duyệt (mức chi quà do thủ trưởng quyết định);
(2) Chi bảo hiểm phương tiện xe ô tô, các khoản phí, lệ phí khác;
(3) Chi tiếp khách (khách trong nước: 250.000 đồng/ngày/người; khách nước ngoài: theo công văn số 58/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị).
Bảng 3.11. Tỷ lệ chi cho các khoản thuộc nhóm III từ các nguồn 2008-2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm Tổng chi tăng (%)Tỉ lệ
Trong đó chi từ các nguồn Chi từ nguồn
NSNN
Chi từ nguồn VP,
BHYT và khác Nguồn tài trợ
2008 6.565 - 508 5.787 270 2009 8.599 30,98% 588 7.828 183 2010 8.921 3,74% 553 8.362 6 2011 12.396 38,95% 2.378 10.017 1 2012 16.887 36,23% 5.228 11.659 0 2013 20.474 21,24% 5.497 14.977 0
Qua số liệu thu thập được từ bảng 3.11 cho ta thấy tỷ lệ chi cho các khoản mục thuộc nhóm III giai đoạn 2008-2013 đều có xu hướng tăng nhanh năm sau cao hơn so với năm trước. Trong đó: Năm 2009 mức chi cho khỏan mục nhóm III tăng so với năm 2008 là 30,98% và năm 2011 so với năm 2010 là 38,95%, năm 2012 so với năm 2011 là 36,23%; năm 2013 mức chi này tăng so với năm 2012 là 21,24% tương ứng với mức chi là 20.474 triệu đồng. Sở dĩ tỷ lệ chi này tăng nhanh từ nguồn chi NSNN và chi từ nguồn thu viện phí, BHYT trong một số năm trở lại đây là do các bệnh viện được tự chủ về biên chế theo Quyết định 2057/UBND nên đã tiết kiệm được số kinh phí này để trích lập các quỹ theo quy định. Ngoài ra, còn có một số nhiệm vụ chi đặc biệt như chi kỹ niệm ngày thầy thuốc Việt nam… Trong năm 2012 và năm 2013 các khoản chi này không có nguồn chi nào từ nguồn tài trợ.
3.4.4. Quản lý chi cho nhóm IV (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định)
Việc mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị, đều được các bệnh viện thành lập hội đồng mua sắm tài sản để xem xét, quyết định lựa chọn loại tài sản cần mua sắm và nhà cung cấp, mức giá mua phù hợp với quy định của cơ quan tài chính, phù hợp với mặt bằng thị trường.
Sau khi được phê duyệt cấp kinh phí, được lãnh đạo đơn vị (chủ tài khoản) đồng ý, cơ quan tiến hành các bước:
(1) Tổ chức họp hội đồng mua sắm tài sản của cơ quan để xác định nhu cầu và quyết định loại tài sản cần mua, mức giá mua sắm.
(2) Sau khi có kết luận của hội đồng mua sắm tài sản cơ quan, phòng Hành chính quản trị, phòng vật tư của bệnh viện tiến hành các bước mua sắm tài sản. Quy định trách nhiệm cụ thể cho người được giao nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị tài sản. Trưởng phòng HCQT, Trưởng phòng vật tư có trách nhiệm giám sát kiểm tra việc giao nhận tài sản mua mới (phải đúng tiêu chuẩn chất lượng và các thông số kỹ thuật theo hợp đồng đã ký) và giao trách nhiệm quản lý sử dụng cho các bộ phận hoặc cá nhân.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự biến động mức chi cho các khoản chi thuộc nhóm IV và các nguồn chi cho các khoản chi này qua các năm như sau:
Bảng 3.12. Tỷ lệ chi cho các khoản thuộc nhóm IV từ các nguồn 2008-2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm Tổng chi Tỉ lệ tăng (%) Trong đó chi từ các nguồn Chi từ
nguồn NSNN Chi từ nguồn VP, BHYT và khác Nguồn tài trợ
2008 2.528 1.476 177 875 2009 7.456 194,94% 1.991 899 4.566 2010 3.330 -55,34% 896 1.512 1040 2011 6.293 88,98% 2.724 202 3.367 2012 13.356 112,24% 6.656 200 6.500 2013 15.534 16,31% 6.987 462 8.085
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị 2008-2013
Với kết quả trên cho thấy khoản mục chi cho nhóm IV này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi ngân sách sách và chiếm giá trị nhỏ so với các khoản mục chi của các nhóm I, II, III.
Trong khi nhóm chi II có xu hướng tăng thì chi cho nhóm IV- Chi mua sắm TSCĐ lại bằng không hoặc có nhưng không đáng kể. Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của các bệnh viện nhưng các bệnh viện lại không trích ra một tỷ lệ nào trong nguồn kinh phí đang có xu hướng chiếm ưu thế này để mua mới, nâng cấp TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng ở các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà là đặc điểm chung của các bệnh viện công lập ở Việt Nam.
Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như các BV không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển đơn vị hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí NSNN cấp.
Cơ chế quản lý này không tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính điều này làm cho hệ thống các BV công lập nước ta chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả cũng như những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nước.
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp nội dung chi và tỷ trọng chi các khoản mục chi nhóm I, II, III, IV giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Triệu đồng
Nhóm chi/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % I 40.485 43,19% 54.995 44,21% 66.236 40,90% 80.012 38,27% 110.940 39,63% 118.502 35,85% II 44.159 47,11% 53.353 42,89% 83.463 51,54% 110.398 52,80% 138.729 49,56% 176.029 53,26% III 6.565 7,00% 8.599 6,91% 8.921 5,51% 12.396 5,93% 16.887 6,03% 20.474 6,19% IV 2.528 2,70% 7.456 5,99% 3.330 2,06% 6.293 3,01% 13.356 4,77% 15.534 4,70% Tổng : 93.737 100% 124.403 100% 161.950 100% 209.099 100% 279.912 100% 330.539 100%
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị từ 2008-2013
Với kết quả tổng hợp trên cho thấy khoản mục chi cho nhóm I và nhóm II chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục nhóm III và nhóm IV. Trong đó:
Chi cho con người chiếm tỷ trọng từ 35%-44% so với tổng nguồn chi. Do những năm gần đây nhà nước, cũng như Ban lãnh đạo của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến chế độ chính sách đối với con người, nên tỷ lệ nhóm chi này năm sau cao hơn năm trước là rất hợp lý.
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng KCB. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 43%-53% tổng các nguồn chi. Trong khi xu hướng chung của khoản mục chi này là phải ngày một giảm nhưng thực tế thì ngày lại một tăng, nguyên nhân do một số đơn vị lớn với nhiều máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa.
Khoản mục chi nhóm III - chi khác: Chiếm tỷ trọng từ 5,5%-7% tổng các nguồn chi. Do nguồn thu hạn hẹp nên cần phải tiết kiệm chi từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị và nguồn ngân sách cấp để trích lập các quỹ cho đơn vị.
Khoản mục chi nhóm IV - chi đầu tư phát triển: Nhóm chi này chiếm tỷ trọng thấp nhất từ 2%-6% tổng các nguồn chi. Vì NSNN cấp tương đối ổn định qua các năm, ngân sách cấp cho nhóm chi này bằng các kênh đầu tư khác nên rất hạn chế trong việc tái đầu tư mua sắm về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Giá trị tài sản trang thiết bị y tế rất lớn nên NSNN đầu tư cho nhóm chi này không thể đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị.
ĐVT: Triệu đồng 93 737 40 485 44 159 6 565 2 528 124 403 54 995 53 353 8 599 7 456 161 950 66 236 83 463 8 921 3 330 209 099 80 012 110 398 12 396 6 293 279 912 110 940 138 729 16 887 13 356 330 539 118 502 176 029 20 474 15 534 50 000 100 000 150 000 200 000 250 000 300 000 350 000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng chi Chi cho nhóm I Chi cho nhóm II Chi cho nhóm III Chi cho nhóm IV
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị từ 2008-2013
Biểu đồ 3.6: Tổng hợp các nhóm chi giai đoạn 2008-2013
3.5. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Từ các kết quả phân tích trên, những phát hiện chính về thực trạng công tác quản lý tài chính của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có thể tóm lược những điểm chính sau:
3.5.1. Kết quả đạt được
3.5.1.1. Đánh giá tình hình thu - chi của các bệnh viện công lập tại tỉnh Quảng Trị
Trong giai đoạn 2008-2013 các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, của UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực không ngừng của các bệnh viện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Các bệnh viện đã đạt được nhiều thành quả:
Thứ nhất, về hiệu quả các khoản mục chi: Tuy nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho các bệnh viện công lập là rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu rất lớn của các đơn vị, NSNN cấp chủ yếu phục vụ cho việc chi thường xuyên, trong đó chi cho
con người là cơ bản. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng nên các đơn vị đã hoàn thành thắng lợi thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn mà ngành y tế tỉnh giao phó.
Hầu hết các bệnh viện công lập của tỉnh đã cân đối được ngân sách thu-chi hàng năm của đơn vị mình. Nguồn thu của các bệnh viện chủ yếu dựa vào 2 nguồn thu chính: thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Nguồn thu NSNN cấp hàng năm có tăng nhưng mức tăng chậm và chỉ đáp ứng được 30-40% kinh phí hoạt động thường xuyên của các bệnh viện. Nguồn thu sự nghiệp có xu hướng tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tất cả các nguồn thu của các bệnh viện, đặc biệt trong năm 2013 nguồn thu này tăng mạnh đạt 200.349 triệu đồng, trong khi nguồn NSNN cấp chỉ đạt 117.995 triệu đồng tăng đến 69,79 % so với nguồn NSNN cấp (2013). (Theo kết quả Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008 - 2013 bảng 3.4 và bảng 3.5).
Thứ hai, về góc độ quản lý tài chính: cơ chế tự chủ giao quyền chủ động chi tiêu đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động lập kế hoạch công tác chuyên môn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ môn trên cơ sở dự toán ngân sách được giao ngay từ đầu năm. Điều này giúp đơn vị cân đối chi tiêu, ưu tiên những khoản chi cần thiết hạn chế hoặc loại bỏ các khoản chi không cần thiết, giúp hiệu quả chi tiêu ngày càng cao.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát chi: ngoài công việc kiểm tra, kiểm soát chi của Phòng Tài chính - kế toán Sở Y tế, Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị. Hàng năm công tác kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành thường xuyên, bên cạnh đó công tác thanh tra của thanh tra Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Công an kinh tế cũng tiến hành thanh kiểm tra đột xuất công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện. Qua số liệu công tác thanh tra từ năm 2008 đến năm 2013, nhìn chung các đoàn thanh, kiểm tra đều có những đánh giá hết sức tích cực về công tác quản lý tài chính của các bệnh viện. Theo đánh giá, về cơ bản các khoản chi tiêu của bệnh viện tương đối hiệu quả, tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước, không có những vụ việc tiêu cực, tham ô, lãng phí lớn xảy ra.
Thứ ba, các bệnh viện công lập đã nỗ lực trong việc tăng các nguồn thu từ BHYT, viện phí, tận dụng công tác xã hội hóa huy động nguồn lực tại chỗ từ nhân dân, giảm dần sự bao cấp, phụ thuộc vào NSNN. Giai đoạn 2008-2013, các bệnh viện đã cố gắng, nỗ lực duy trì được cân đối thu chi, tăng bổ sung cho các quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Thứ tư, các bệnh viện công lập luôn chú trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, đây là khoản chi liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân, chất lượng chăm sóc bệnh nhân của BV. Ngoài ra, các BV đã chú ý tới việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu KCB mặc dù con số đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế.
3.5.1.2. Tình hình thực hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị quản lý tài chính của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Theo đánh giá của Thanh tra Sở Tài chính, các bệnh viện khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả hơn và đã thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu.
Các bệnh viện đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, do vậy nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
Nhìn chung kết quả thu sự nghiệp đều tăng, tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đạt từ 70-80%. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.
Từ năm 2008 đến nay, các bệnh viện công lập của tỉnh đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ tài chính. Mục đích chung là: (1) Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế. (2) Chuyển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận. (3) Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện công lập sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT.
Quá trình chuyển đổi này vẫn chưa chấm dứt, song bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là:
Thực hiện cơ chế tự chủ đã góp phần nâng cao tính năng động của các bệnh viện công lập, huy động nguồn lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng nhân dân, đặc biệt là những người có khả năng chi trả...
Đến nay, 100% các cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện thực hiện tự chủ do ngân sách đảm bảo một phần kinh phí. Trong quá trình thực hiện tự chủ, các đơn vị đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế các chi phí không cần thiết và tăng các dịch vụ có thu lợi cao từ người bệnh, khoán mức thu chi cho từng khoa phòng.