Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 41)

Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống BV công là nhà cung cấp dịch vụ y tế chiếm ưu thế. Hệ thống BV công do Nhà nước đảm bảo phần lớn nguồn tài chính từ thuế và BHYT thông qua cấp kinh phí ngân sách và lương.

Các nguồn tài chính của BV công của OECD gồm: (1) NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của BV. Các tổ chức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong BV. Về cơ bản, tất cả các quyết định đầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu tư của các BV. (2) Nguồn thu từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động và người lao động buộc phải đóng góp BHXH. Nhìn chung từ cuối những năm 1990, BHXH bắt buộc đã trở thành nguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ở Đông Âu. Tuy nhiên, ràng buộc ngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà nước bù đắp cho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy càng khuyến khích việc chấp nhận lãng phí.

Về chi: các định mức chi tiêu của BV do Nhà nước hoặc BHXH định ra. Các BV công ở các nước Đông Âu hoạt động trên nguyên tắc bù đắp chi phí bằng thu nhập; họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách được phân bổ. Song trên thực tế các BV thường chi vượt thu và phần thâm hụt này thường được NSNN bù đắp. Điều đáng nói ở đây là các ràng buộc ngân sách khá mềm. Nhà nước không đòi hỏi kỷ luật tài chính đối với khu vực BV công.

2.3.1.2. Hệ thống bệnh viện công ở Trung Quốc

bản: làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngoại trú để điều trị các bệnh thông thường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và các dịch vụ tiêm chủng. (2) Bệnh viện xã/phường/ thị trấn: cung cấp các dịch vụ ngoại trú điều trị các bệnh thông thường và tiểu phẫu đơn giản. (3) Bệnh viện huyện: cung cấp các dịch vụ nội trú và ngoại trú, kể cả các phẫu thuật phức tạp.

Với chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các cơ sở y tế; đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịch vụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảo hiểm nhà nước hoặc bảo hiểm lao động. Hệ thống bệnh viện công của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập từ phí sử dụng dịch vụ. Các khoản thưởng cho cán bộ bệnh viện cũng là cách khuyến khích tăng nguồn thu từ cung cấp dịch vụ càng nhiều càng tốt.

2.3.1.3. Hệ thống bệnh viện của Mỹ

Mỹ là quốc gia điển hình đại diện cho các nước có hệ thống bệnh viện tư, tự hạch toán. Tuy nhiên nếu nói ở Mỹ hầu như chỉ có các tổ chức tư nhân hoạt động vì mục đích lợi nhuận cung ứng các dịch vụ y tế là sai lầm mặc dù đây là hình thức chiếm tỷ trọng đáng kể song không phải là áp đảo. Tại Mỹ còn có nhiều bệnh viện thuộc nhà thờ, thuộc các Quỹ, thuộc trường học… Song điều đáng chú ý ở Mỹ là các hình thức sở hữu không cứng nhắc: có thể dễ dàng chuyển từ bệnh viện công thành bệnh viện tư hoặc ngược lại.

Hệ thống bệnh viện tại Mỹ hoàn toàn dựa vào khoản thanh toán từ các quỹ BHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT. Nhà nước chỉ cung cấp tài chính cho bệnh viện qua: chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho người cao tuổi (Medicare), và cho người nghèo (Medicaid). Ngoài ra Nhà nước trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu y khoa và đào tạo bác sỹ.

Với cách tổ chức trên đã khuyến khích tính hiệu quả trong y tế. Không thể phủ nhận một điều rằng Mỹ là quốc gia đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực áp dụng các tiến bộ y khoa vào thực tiễn. Theo lời ông Donna Shalala, người giữ chức Bộ trưởng Bộ Sức khỏe và con người lâu nhất trong lịch sử Mỹ: “Hệ thống của chúng ta là hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới. Tuy vậy, hệ thống của chúng ta có thể là tệ hại, đặc biệt là với những người không được điều trị đủ sớm”.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam

áp dụng tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam nói chung và các bệnh viện công lập tại tỉnh Quảng Trị nói riêng như sau:

Thứ nhất, Chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các bệnh viện công lập; đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịch vụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảo hiểm nhà nước hoặc bảo hiểm lao động. Tăng nguồn thu từ các quỹ BHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT. Đối với các bệnh viện cần phải thực hiện mạnh hơn việc chuyển đổi sự hỗ trợ NSNN từ cơ sở cung ứng dịch vụ sang hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ thông qua quỹ BHYT và quỹ hỗ trợ KCB đối với những người khó khăn đột xuất khi KCB với chi phí cao mà người bệnh không có khả năng chi trả. Chính sách hướng đến BHYT toàn dân là biện pháp chính đáng mà chúng ta nên học tập.

Thứ hai, Nâng cao tính tự chủ, năng động của các BVCL, huy động mọi nguồn lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng nhân dân, đặc biệt là những người có khả năng chi trả... Nhằm tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị địa phương phát huy quyền chủ động quản lý, tuyển dụng, sử dụng biên chế và sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ ba, Tăng đầu tư từ NSNN, đáp ứng nhu cầu KCB cao của nhân dân.

Thứ tư, Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư từ nước ngoài.

Tóm tt chương 2: Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở khoa học về quản lý tài chính nói chung cũng như luận giải khái niệm về quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập nói riêng. Luận văn làm rõ quy trình quản lý tài chính từ khâu lập, chấp hành dự toán, quyết toán, đến thanh tra kiểm tra, đánh giá tài chính của các bệnh viện công lập; Các nguyên tắc cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính và các nguồn tài chính, các khoản được phép thu đối với một bệnh viện công lập. Đồng thời luận văn đã chỉ rõ các quy định về quy chế chi tiêu đối với một bệnh viện công lập cũng như các nhân tố tác

động đến công tác này. Tổng kết kinh nghiệm một số nước trên thế giới, rút ra bài học có thể nghiên cứu tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập tại Việt Nam nói chung. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị

3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức ngành y tế tỉnh Quảng Trị

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành y tế tỉnh Quảng Trị

Chi cục Vệ sinh an toàn TP B BAANNGGIIÁÁMMĐĐỐỐCC Chi cục Dân số KHH gia đình P.TC-HC P. T TRA P.KH-TK P. NV Y P. TC-KT P. NV D Các phòng ban thuộc Sở Các chi cục thuộc Sở Các trung tâm y tế Các bệnh viện tỉnh Trường trung cấp y tế Các ĐV thuộc tuyến tỉnh quản lý Các đơn vị tuyến huyện thuộc Sở Các trung tâm y tế Các bệnh viện huyện

Sở Y tế là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Trị về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân bao gồm: Y tế dự phòng; KCB; Phục hồi chức năng; Y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; Mỹ phẩm; An toàn Vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị Y tế; Dân số; và BHYT.

Sở Y tế là cơ quan quản lý nhà nước, quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ và định hướng phát triển cho các hoạt động y tế trong phạm vi của tỉnh. Quản lý về mặt tài chính của các đơn vị y tế, chịu trách nhiệm lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán các nguồn kinh phí tất cả các đơn vị trực thuộc ngành.

Hệ thống y tế công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm: 11 bệnh viện lớn nhỏ, 18 CSYT dự phòng và sự nghiệp y tế khác, 01 trường Trung học y tế, 01 Phòng Quản lý sức khoẻ cán bộ và 141 trạm y tế xã phường được phân bổ từ tỉnh xuống huyện và xã của tỉnh để phục vụ cho việc chăm sóc, KCB cho nhân dân. Tuy nhiên, việc chăm sóc, KCB cho nhân dân hiện nay chủ yếu dựa vào 11 bệnh viện trong đó có 3 bệnh viện tỉnh và 8 bệnh viện huyện. Các trung tâm y tế và các trạm y tế được phân bố từ tỉnh tới các huyện, xã được xem như là những vệ tinh, là cánh tay nối dài của ngành Y tế với chức năng hỗ trợ về việc chăm sóc, điều trị các loại bệnh nhẹ thông thường và thực hiện y tế dự phòng trong nhân dân.

3.1.1.2. Hệ thống tổ chức các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế

Các bệnh viện của tỉnh chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Qua hơn 40 năm hoạt động, quy mô của các bệnh viện ngày càng được tăng cường, các chuyên khoa của bệnh viện được mở rộng. Hiện tại, hệ thống các bệnh viện của tỉnh có 12 chuyên khoa gồm khoa hồi sức cấp cứu, khoa nội tổng hợp, khoa nhi, khoa ngoại, khoa sản, y học cổ truyền, khoa bệnh truyền nhiễm, liên khoa tai mũi họng- răng hàm mặt…Quy mô hoạt động của các chuyên khoa cũng ngày càng được nâng cao thể hiện ở sự gia tăng của số giường bệnh qua các năm. (Bảng 3.1)

Được sự quan tâm của tỉnh, các BV bước đầu được đầu tư trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho nhu cầu KCB của nhân dân, cải thiện điều kiện làm việc của y bác sỹ như Máy nội soi TMH, Máy nội soi dạ dày, Máy siêu âm màu, Máy huyết học tự động, Máy sinh hoá nước tiểu tự động, Máy city …

cán bộ sau đại học và đại học cũng nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của các Bệnh viện

GIÁM ĐỐC PGĐ Chuyên môn PGĐ Hành chính Phòng KHTH Phòng Điều Dưỡng Phòng TCHC Phòng TCKT Khoa khám bệnh Khoa cấp cứu Khoa nội Khoa xét nghiệm K. liên chuyên khoa Khoa truyền nhiễm Khoa nhi

Khoa sản Khoa ngoại

Khoa CDHA

Khoa Điều dưỡng

K. Hồi sức cấp cứu GIÁM ĐỐC PGĐ Chuyên môn PGĐ Hành chính Phòng KHTH Phòng Điều Dưỡng Phòng TCHC Phòng TCKT Khoa khám bệnh Khoa cấp cứu Khoa nội Khoa xét nghiệm K. liên chuyên khoa Khoa truyền nhiễm

Khoa nhi

Khoa sản Khoa ngoại

Khoa CĐHA

3.1.2. Những thành tích đạt được của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị

Trong giai đoạn 2009 - 2013, các bệnh viện của Sở Y tế Quảng Trị đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giai đoạn từ năm 2009 – 2013

Các chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

1. Giường kế hoạch Giường 1.080 1.205 1.305 1.420 1.500 2. Giường thực hiện Giường 1.179 1.284 1.447 1.517 1.580 3. Tỷ lệ SD giường bệnh % 109% 107% 111% 107% 105% 4. Số BN điều trị nội trú Lượt 65.882 67.529 77.381 78.945 84.602 5. Số BN điều trị ngoại trú Lượt 10.491 10.808 16.166 15.511 15.519

6. Số ngày điều trị TB Ngày 10 9 9 8 7

7. C.P bình quân ngày ĐT Tr.đ 124.114 309.212 409.221 524.820 564.079 8. Số bệnh nhân tử vong Người 161 134 178 148 160 9. Tỷ lệ BN tử vong % 0,24% 0,19% 0,22% 0,18% 1,18% 10. Số lần khám bệnh Lần 831.260 868.889 948.329 902.532 942.708 11. Số lần xét nghiệm Lần 877.116 1.023.320 1.174.625 1.263.650 1.531.546 12. Số lần chụp X.Quang Lần 89.900 103.703 130.872 129.048 121.829 13. Số lần siêu âm Lần 72.992 86.387 89.541 101.712 118.494 14. Số lần CT Scanner Lần 1.857 1.236 2.948 3.624 3.889 15. Số trung, đại phẫu Lần 11.551 12.299 13.710 12.693 12.642

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013

Nhận xét: Qua bảng 3.1 cho ta thấy tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua các chỉ tiêu tăng lên một cách đáng kể qua các năm, thể hiện:

(1) Giường bệnh năm 2009: 1.179 giường đến năm 2013 là: 1.580 giường, tỷ suất sử dụng giường bệnh cũng tăng tương ứng qua các năm. Cụ thể: năm 2010 tăng 8,91% so với năm 2009 và năm 2011/2010 tăng: 12,69%; năm 2012/2011 tăng: 4,84%; năm 2013/2012 tăng: 4,15%. Điều này cho thấy, chất lượng KCB của các BVCL trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn, nhiều bệnh nhân yên tâm đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện dẫn đến số lượng giường bệnh tăng lên qua các năm tương ứng.

(2) Số lượng bệnh nhân điều trị tăng. Trong đó: điều trị nội trú năm 2009 có: 65.882 bệnh nhân, đến năm 2013 có: 84.602 bệnh nhân (tương ứng mức tăng là: 28,41%). Điều trị ngoại trú từ 10.491 bệnh nhân (2009) tăng lên 15.519 bệnh nhân (2013) với mức tăng là 47,93 %. Chứng tỏ nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh, điều trị bệnh của người dân ngày một tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu dịch vụ (điều trị ngoại trú) cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy nhu cầu về dịch vụ điều trị, khám chữa bệnh của người dân ngày một cao hơn. Và đây cũng chính là cơ sở để tăng thêm thu nhập cho các bệnh viện công lập.

(3) Số ngày điều trị trung bình giảm. Thể hiện qua các năm: 2009 là 10 ngày; 2010: 9 ngày và 2013 là: 7 ngày. Điều này cho thấy việc đầu tư trình độ cho các đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề cao đã làm giảm số ngày điều trị cho bệnh nhân và tiết kiệm một phần không nhỏ NSNN, cũng như quản lý hiệu quả công tác tài chính cho các BV. (4) Chi phí bình quân ngày điều trị tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2010/2009 tăng: 149,14%; 2011/2010 tăng: 32,34%; 2012/2011 tăng: 28,25%; 2013/2012 tăng: 7,48% và năm 2013/2009 tăng: 354,48%. Điều này cho thấy nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật y tế cao và sử dụng các công nghệ khoa học cận lâm sàng hiện đại được triển khai áp dụng rộng cho các BV tuyến tỉnh ngày một tăng lên. Dẫn đến chi phí bình quân ngày điều trị tăng.

(5) Các chỉ số như số lần khám bệnh, xét nghiệm, số lần chụp X-Quang, siêu âm, City Scanner và số lần trung, đại phẫu thuật đều tăng lên qua các năm. Qua đó cho thấy, việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới là phù hợp với thực tế và nhu cầu của người dân. Phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

3.2. THỰC TRẠNG CHẤP HÀNH VỀ QUY TRÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

3.2.1. Công tác lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của các đơn vị là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của đơn vị, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 41)