Nguồn thu từ các dịch vụ và tài trợ, viện trợ quốc tế (2008-2013)

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 62)

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn thu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Nguồn thu từ các dịch vụ 872 1.694 2.894 1.783 2.121 3.567 2. Nguồn tài trợ và viện trợ

quốc tế 1.370 5.426 1.690 3.933 7.066 8.628

Tổng nguồn thu 2.242 7.120 4.584 5.716 9.187 12.195

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008-2013)

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn thu từ tài trợ và các dịch vụ là rất nhỏ so với tổng nguồn thu của các BV. Nhìn chung nguồn thu này đều có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, nhưng mức tăng chậm. Cụ thể: Nguồn thu từ các dịch vụ và tài trợ, viện trợ quốc tế năm 2008 đạt 2,2 tỷ đồng và năm 2009 đạt 7,1 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 217,57%. Nhưng đến năm 2010 nguồn thu này chỉ đạt 4,5 tỷ đồng giảm so với 2009 là 35,62%. Từ năm 2011 đến năm 2013 các nguồn thu này lại tăng lên và đạt 12,19 tỷ đồng (2013) tăng so với năm 2008 là 443,93%. Các nguồn thu dịch vụ này chủ yếu là do thu ngoài chuyên môn như: trông xe, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hỗ trợ giúp đỡ gia đình các bệnh nhân chăm sóc người bệnh,... Tuy nhiên, nguồn thu này chưa được khai thác tốt nên hiệu quả không cao. Do nguồn thu từ tài trợ viện trợ là không liên tục và đột xuất nên số liệu thể hiện các mốc tăng không tương xứng.

Mặc dù nguồn thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước cao hơn so với nguồn thu từ các dịch vụ khác. Song nguồn thu từ dịch vụ

lại vẫn còn nhỏ bé hơn rất nhiều so với tổng nguồn thu của các bệnh viện. Tuy nhiên, việc huy động và khai thác các nguồn thu này vẫn còn nhiều hạn chế:

Dịch vụ KCB theo yêu cầu: Những năm gần đây, các BV của tỉnh đã quan tâm đến dịch vụ KCB theo yêu cầu nhằm khai thác nguồn thu cho bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn, còn có một số vấn đề QLTC nổi bật như sau:

Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu chưa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh. Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy tổng nguồn thu dịch vụ của bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đều có sự gia tăng năm sau cao hơn trước, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng của bệnh viện hiện có. Các bệnh viện công đều có những mặt mạnh như: cơ sở vật chất - kỹ thuật được trang bị tương đối đồng bộ, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, có trình độ và ổn định nhưng chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình. Nhiều bệnh nhân bệnh nặng có điều kiện tài chính không chọn loại hình khám dịch vụ theo yêu cầu của bệnh viện công mà họ chọn KCB tại các bệnh viện tư trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Kết quả điều tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013 về "Chương trình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh" với số mẫu ngẫu nhiên là 200 bệnh nhân của các gia đình có điều kiện tài chính khi được hỏi việc lựa chọn khám dịch vụ ở những bệnh viện nào thì có 40% người được hỏi cho biết sẽ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư và bệnh viện có yếu tố nước ngoài, 25% cho biết sẽ lựa chọn khám dịch vụ ở bệnh viện tỉnh, 35% còn lưỡng lự cân nhắc về giá cả. Được thể hiện rỏ ở biểu đồ 3.4 sau:

Đơn vị tính: %

Nguồn: Điều tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tháng 12/2013

Một trong những lý do đưa ra cho thấy các bệnh nhân có điều kiện về tài chính không muốn khám dịch vụ tại các BV nhà nước của tỉnh đó là: thủ tục KCB rườm rà, phức tạp; các y, bác sĩ không nhiệt tình với các bệnh nhân. Hiện tượng vòi vĩnh vẫn còn xảy ra; bệnh nhân chưa thực sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các y bác sĩ của BV tỉnh nhà. Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng một số cá nhân trong BV kê khai sai giá tiền thuốc giữa thanh toán theo chế độ có sự trợ cấp của nhà nước với thanh toán dịch vụ giá cao để trục lợi dẫn đến BV bị thất thu. Qua thanh tra, kiểm tra 11 bệnh viện của tỉnh (năm 2013) đã có 5 bệnh viện thanh toán sai. Một số thuốc quý, thuốc ngoại nhập có giá cao được sử dụng cho khám dịch vụ nhưng thanh toán với BV với giá thấp hơn giá trị thực để trục lợi. BV chưa tính đúng, tính đủ chi phí vào viện phí chữa dịch vụ theo yêu cầu. Theo đúng nguyên tắc khi KCB dịch vụ theo yêu cầu thì mọi khoản chi phí KCB như: tiền thuốc, tiền khấu hao thiết bị y tế, cơ sở vật chất phục vụ cho việc KCB phải được tính đúng tính đủ vào viện phí cho người bệnh. Thực tế kiểm tra cho thấy hầu như 100% các BV của tỉnh chưa tính đủ các yếu tố này vào đơn giá viện phí chữa trị.

Quản lý nguồn tài trợ của các tổ chức, tư nhân trong và ngoài nước:

Trong 6 năm qua (2008-2013) khoản tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho các BV của tỉnh cơ bản có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, có một số vấn đề vẫn còn nổi cộm trong công tác quản lý các nguồn này như sau: sử dụng nguồn tài trợ chưa đúng mục đích, nhiều khoản đầu tư từ nguồn này còn bị dàn trải; chưa có giải pháp kêu gọi các nguồn tài trợ từ bên ngoài hay các tổ chức khác. Mặc dù các nguồn thu từ tài trợ có tăng hàng năm nhưng vẫn còn rất nhỏ so với tiềm năng của BV. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp để khai thác và phát triển thêm. Bằng các biện pháp như mở rộng quan hệ ra bên ngoài, kêu gọi các tổ chức y tế thế giới đến thăm và KCB cho người nghèo, các bệnh nhân ở vùng dân tộc xa xôi, hải đảo...

3.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

Việc quản lý sử dụng NSNN của các BVCL tuân thủ theo Luật NSNN và các văn bản, chế độ tài chính hiện hành, trong đó quan trọng nhất là Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với tất cả các đơn vị SNCL. Trong những năm vừa qua, việc quản lý sử dụng NSNN tại các BVCL của tỉnh đã có những thay đổi căn bản phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành, theo hướng tăng quyền chủ động quản lý chi tiêu cho các đơn vị, thể hiện trên các mặt:

Về quản lý chi thường xuyên: hàng năm các bệnh viện căn cứ dự toán ngân sách được giao, tổ chức thực hiện xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm. Dựa trên các định mức chi tiêu mang tính hướng dẫn của Nhà nước như: lương, các khoản mang tính chất lương, lương tăng thêm, các khoản đóng góp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, công tác phí, hội nghị, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi trích lập các quỹ,... các đơn vị xây dựng định mức phù hợp với đặc thù và nguồn kinh phí của đơn vị. Qui chế chi tiêu nội bộ trình Sở Y tế rà soát, xem xét, cho ý kiến sau đó Giám đốc đơn vị ra quyết định thực hiện. Qui chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Sở Y tế và các cơ quan chức năng như cơ quan tài chính, KBNN, thanh tra, kiểm toán,... kiểm tra, kiểm soát và xét duyệt quyết toán.

Thực tế hiện nay, công tác quản lý chi tiêu của các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều phải thực hiện theo nguyên tắc quản lý như sau: Các khoản chi đều phải có kế hoạch và được duyệt theo đúng các quy định của luật NSNN, chế độ kế toán HCSN, chế độ đấu thầu xây dựng và mua sắm tài sản, các chế độ quy định hiện hành. Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được người đứng đầu các BV duyệt chi.Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập theo đúng quy định. Khi thanh toán các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp.Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục NSNN quy định. Không được dùng nguồn kinh phí HCSN để chi cho xây dựng cơ bản, lập quỹ phúc lợi.

Theo công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của các BVCL hiện nay được chia ra thành 4 nhóm chính sau: (1) Nhóm I (Chi cho con người): chiếm từ 75% - 79% tổng chi trong kinh phí thường xuyên do NSNN cấp cho các đơn vị và 12%-18% tổng kinh phí nguồn thu viện phí, BHYT. Trong nhóm chi này, các đơn vị dùng để chi bổ sung vào cải cách tiền lương là chủ yếu. (2) Nhóm II (Chi nghiệp vụ chuyên môn): là khoản chi quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng KCB. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 15% - 19% nguồn NSNN cấp cho nhóm chi này dựa trên định mức giường bệnh được giao cho các cơ sở KCB và chiếm 70%-78% tổng nguồn thu viện phí và BHYT, trong đó chủ yếu được sử dụng để mua thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ trực tiếp cho người bệnh. (3) Nhóm III (Chi khác): Chiếm tỷ trọng 4% - 5% tổng chi NSNN và 8% - 15% từ nguồn viện phí và BHYT, chủ yếu do ngân sách tiết kiệm được để trích lập quỹ phúc lợi của một số đơn vị nhỏ, nguồn thu hạn chế, tiết kiệm chi từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. (4) Nhóm IV (Chi đầu tư phát triển): Nhóm chi này chiếm tỷ trọng thấp chỉ từ 6% – 10% tổng chi NSNN và 10% - 15% nguồn thu viện phí và BHYT. Vì NSNN cấp tương đối ổn định qua các năm, ngân

sách cấp cho nhóm chi này bằng các kênh đầu tư khác nên rất hạn chế trong việc tái đầu tư mua sắm về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Giá trị tài sản trang thiết bị y tế rất lớn nên NSNN đầu tư cho nhóm chi này không thể đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị.

3.4.1. Quản lý chi cho nhóm I (chi cho con người)

Khoản chi nhóm I của các BVCL thường bao gồm: Chi tiền lương cho các cán bộ nhân viên trong biên chế của BV; Chi tiền công cho các hợp đồng lao động; Phụ cấp lương; Dự kiến chi các khoản tiền thưởng theo quy định từ nguồn NSNN; Chi đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành; Các khoản chi cho cán bộ khác như: phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp theo chế độ của cán bộ như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ....

Khoản chi cho con người là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế của các bệnh viện. Thực tế cho thấy các khoản chi thuộc nhóm I không ổn định và thường xuyên biến động qua các năm do một số chính sách của nhà nước đã có sự thay đổi đối với ngành y tế và do sự biến động giá cả nên có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu đã góp phần làm thay đổi các khoản chi này. Dưới đây là bảng số liệu về sự biến động chi phí cho nhóm I như sau:

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 62)