Phương hướng

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 88)

Như đã phân tích công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian vừa qua đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần vào sự ổn định và phát triển của ngành y tế tỉnh nhà. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế và bất cập cần phải được củng cố, tăng cường và hoàn thiện. Việc tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý quản lý tài chính phải dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo tinh thần Nghị quyết 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005, về giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về y tế, phần cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, Bộ Chính trị nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành, tài chính, nhân lực tại các bệnh viện, nhà trường, viện nghiên cứu… trong ngành Y tế để phát huy tính năng động, sáng tạo của cơ sở trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Việc thực hiện tự chủ về tài chính của các BVCL cần được tiến hành từng bước, cùng với tiến trình mở rộng bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Theo Kết luận 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 46- NQ/TW, 5 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW, phần giải pháp, Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Tổ chức sắp xếp hệ thống y tế công, đặc biệt là y tế cơ sở để tạo ra một mô hình hợp lý và ổn định dựa trên quản lý theo ngành đối với y tế địa phương. Đổi mới cơ chế hoạt động, QLTC, nhân lực của các CSYT công, từng bước áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung cũng như các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, theo định hướng của kết luận số 42-KL/TW và 43-KL/TW ngày 01/04/2009 của Bộ Chính trị. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại các BVCL của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới cần tập trung vào hai vấn đề chủ yếu sau:

(1) Đổi mới bộ máy quản lý tài chính theo hướng gắn liền với công tác cải cách hành chính, bộ máy, cơ cấu tổ chức tinh gọn, trình độ năng lực cán bộ xứng tầm nhiệm vụ và phải được trao quyền chủ động nhất định để có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

(2) Về cơ chế quản lý nên đổi mới theo hướng từ quản lý theo "đầu vào" tiến tới quản lý theo "đầu ra" tức là theo kết quả công việc ứng với nguồn tài chính được phân bổ, nghĩa là phải tăng quyền chủ động hơn nữa cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Điều này xuất phát cung cách quản lý tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu quả và hiệu lực, các cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Những người quản lý và sử dụng ngân sách hoạt động trong một môi trường bị kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hóa các khoản chi tiêu, mua sắm đầu vào. Thế nhưng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra.

Dưới sự lãnh đạo từ TW đến địa phương, ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã và đang dành được sự quan tâm thích đáng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đây là công việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Các đơn vị đã không ngừng cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế cũng như công tác quản lý tài chính. Hướng đi các đơn vị trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược trên là:

Một là, Ngành y phục vụ cho mọi người, mọi người đều được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, được hưởng các dịch vụ y tế như nhau không phân biệt giàu nghèo, kinh, thượng... Đó là hướng đi thực thi công bằng y tế.

Hai là, thực hiện công bằng và hiệu quả y tế. Để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, cần có thêm nguồn kinh phí trong điều kiện NSNN cấp cho rất hạn hẹp. Vì vậy, một mặt có biện pháp tăng thu phí, lệ phí nhưng đồng thời thực hiện chế độ theo quy định của Nhà nước, thu đúng, thu đủ. Thu phí, lệ phí để giảm bớt gánh nặng cho NSNN mà vẫn giữ được công bằng y tế.

Ba là, thực hiện và hướng tới khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là hướng ưu tiên sử dụng công nghệ thích hợp; phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí; cập nhật khoa học xem phần nào làm trước, phần nào làm sau, phần nào nên làm và phần nào không nên làm.

Bốn là, thực hiện y tế hướng về cộng đồng. Đó là: Công tác QLTC đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý đơn vị nói chung, QLTC nói riêng: phải vừa đảm bảo công bằng y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi. Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do Nhà nước quy định, vừa đảm bảo các mục tiêu cho phát triển của đơn vị. Nói cách khác quản lý tài chính không thể tách rời khỏi quản lý đơn vị nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định tài chính của Nhà nước.

4.1.2.2. Mục tiêu quản lý tài chính của các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Đảm bảo cân đối thu–chi: đây là mục tiêu hàng đầu trong QLTC các BV. Đồng thời là thước đo mức độ hiệu quả trong cơ chế quản lý mới tiến tới hạch toán chi phí.

Các bệnh viện cần phải cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế phục vụ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các chỉ tiêu chuyên môn.

Tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên thông qua các chính sách như tăng lương, thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng văn hóa bệnh viện.

Mở rộng và xây mới cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu KCB của người dân. Đảm bảo công bằng, hiệu quả về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

4.2. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ CHÍNH CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Với phương hướng đổi mới và hoàn thiện trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số gợi ý nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, như sau:

4.2.1. Tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn, tăng nguồn thu cho các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Th nht, Tăng cường huy động s đóng góp ca nhân dân: Đóng góp của nhân dân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động CM của các BV. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh, các BV cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Song như phân tích ở chương 3 (bảng 3.7) thực trạng thu viện phí so với chi phí thực KCB T12/2013), hiện nay các bệnh viện vẫn còn để tình trạng thất thoát trong quá trình thu viện phí (khoảng 10%). Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là:

Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Thu đủ: ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, bệnh viện cần thu phí có chọn lọc (selective user fee) theo khuyến cáo của World Bank: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí BV chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân.

Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:

Một là, thực hiện thu tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn: tất cả các bệnh nhân đến KCB (trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phòng cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sĩ, y tá sẽ tiếp đón bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu KCB, tình trạng bệnh tật... Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa chuyên sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân khám dịch vụ cần nhanh chóng, thuận tiện và tránh các KCB không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.

Hai là, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong ngày.

Ba là, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, các BV cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến KCB, các BV có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian KCB, lựa chọn bác sĩ, yêu cầu về hình thức KCB...). Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện này ngoài việc tính đủ chi phí, các BV cần lưu ý một số điểm sau:

 Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện BV cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng DVYT mà BV cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng DVYT tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ... Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mô và vĩ mô về DVYT công cộng nói chung và DVYT tự nguyện nói riêng.

 BV đa dạng hoá các cách định giá DVYT cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là: (1). Giá chi trả theo từng loại dịch vụ (Fee for service): giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo từng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp...)

Giá dịch vụ = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Lợi nhuận

(2). Giá cố định cho từng dịch vụ y tế: giá này là như nhau cho từng loại hình dịch vụ nhất định theo quy định của hội nghề nghiệp hay của Nhà nước. Cơ sở của phương pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính toán đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ nào đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ (giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn đoán...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3). Giá dịch vụ trọn gói: là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình KCB nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xác định tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.

(4). Giá cố định cho mỗi lần mắc bệnh: cách tính giá này áp dụng cho các khách hàng có bệnh mãn tính và “khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là bệnh viện nắm khá rõ bệnh sử của người sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền công chẩn đoán lần đầu, các lần tiếp theo nếu không có bệnh tình mới phát sinh thì không phải trả công chẩn đoán...Cách định giá này khuyến khích khách hàng theo một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tương lai, đây cũng là một kiểu cạnh tranh của các cơ sở dịch vụ y tế.

(5). Định giá từng ngày (Daily charge): đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa trên chi phí của một ngày.

Th hai, Tăng cường huy động liên doanh, liên kết vi các t chc trong, ngoài nước: Các bệnh viện cần xây dựng kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của mình thông qua mở rộng các mối liên doanh liên kết với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để huy động thêm nguồn lực đầu tư cho bệnh viện. Các bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết. Ví dụ: Xây dựng dự án bệnh viện bán công, trong đó vốn Nhà nước gồm quyền sử dụng đất, đội ngũ CBCNV, phần còn lại kêu gọi sự đóng góp của nhân dân bao gồm máy móc, trang thiết bị y tế... Hình thức này đã có nhiều nơi, đặc biệt Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh thực hiện thành công.

Th ba, Các hình thc đầu tư khác để thu hút vn đầu tư t bên ngoài như:

Cho phép tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại BV và tự lo cả kinh phí bảo dưỡng. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. BV có thiết bị phục vụ KCB, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.

Hoặc cả BV và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện bán công trong BV hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của BV.

Hoặc tư nhân cho bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.

Th tư, Phát huy ni lc ca các bnh vin: Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của các BV công. Các BVcông thường được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, vì vậy các BV cần phải phát huy thế mạnh này của mình. Bệnh viện cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”. Muốn vậy bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Thay cho việc trả lương hàng tháng theo cấp bậc, hệ số như hiện nay, BV có thể trả lương theo tuần làm việc. Mức lương này được trả sao cho xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài CHÍNH tại các BỆNH VIỆN CÔNG lập TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 88)