Đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần nâng cao an sinh xã hội. Tăng cường đầu tư cho phát triển hệ thống y tế từ NSNN và từ sự đóng góp của cộng đồng thông qua hình thức thu phí, lệ phí một cách hợp lý và khuyến khích phát triển hình thức BHYT toàn dân. Tài chính y tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đầu tư cho sức khỏe nhằm hướng tới mục tiêu trên. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân để nhanh chóng thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ là bảo đảm cho mọi người dân đều được khám chữa bệnh phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách mua thẻ BHYT cho những người có công với đất nước, người nghèo, người sống ở vùng kinh tế khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nước cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý tài chính ở nước ta là:
Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý, quản lý chặt chẽ
các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sĩ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”. Thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ và đồng bộ hóa dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội.
Thứ ba, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “Xin- Cho”, thực xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải. Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Tự chịu trách nhiệm chủ động cân đối, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Thứ tư, chủ động thích ứng trong môi trường cạnh tranh, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này. Đồng thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn của chính sách xã hội hóa hoạt động y tế đối với người dân.
Thứ năm, mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị SN y tế công lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình BHYT toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ CM, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá DVYT, phân định rõ phần chi từ NSNN và phần chi của người sử dụng DVYT.
Thứ sáu, từng bước đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế, chuyển đổi phương thức phí theo dịch vụ sang những cơ chế chi trả dịch vụ y tế tiên tiến, phù hợp như khoán định suất, chi trả trọn gói theo ca bệnh, theo nhóm chẩn đoán và các cơ chế tài chính khác; tăng cường kiểm soát chi phí, kiểm soát lạm dụng dịch vụ; xây dựng cơ chế kiểm soát giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.
Thứ bảy, lồng ghép các chỉ số tài chính vào khung giám sát và đánh giá y tế tổng thể, đặt trọng tâm vào công bằng, hiệu quả, diện bao phủ, tiếp cận và giảm bớt chi phí.
Thực tế trên đòi hỏi việc QLTC trong các BVCL trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. QLTC BV đã trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý BV; quyết định sự tụt hậu cũng như sự phát triển của các BV.