GS. Michael Porter đưa ra mô hình 5 tác lực cạnh tranh gồm: (1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành; (2) Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm năng; (3) Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế; (4) Sức mạnh mặc cả của khách hàng; (5) Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, được thể hiện qua Hình 1.7 sau:
Hình 1.7: Mô hình năm tác lực cạnh tranh
(Nguồn: Michael Porter (1998) – Chiến lược cạnh tranh) [14]
Sức mạnh mặc cả của khách hàng Sức mạnh mặc cả
của nhà cung cấp
Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG NHÀ CUNG CẤP KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Nguy cơ có đối thủ gia nhập mới
18
Để tồn tại và thành công trong một ngành, doanh nghiệp cần phải trả lời được hai câu hỏi quyết định sau:
Khách hàng cần gì?
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh?
Muốn vậy trước hết phải tập trung vào sự phân tích môi trường cạnh tranh dựa trên mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích này giúp doanh nghiệp nhận ra những cơ hội và những đe dọa, qua đó nó sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách có hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm áp lực cạnh tranh này không phải là yếu tố tĩnh, mà trái lại nó rất động và thay đổi cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó, sẽ xác định được những yếu tố thành công then chốt được xem như là những nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh.