Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

Quan điểm của công ty mỹ phẩm LANA về nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu.

Cạnh tranh là động lực cho mỗi công ty, mỗi quốc gia phấn đấu vươn lên, thông qua đó tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, công ty thu lợi nhuận nhiều hơn, làm cho quốc gia giàu có hơn. Vì thế, công ty nào chủ trương né tránh cạnh tranh là không thể tồn tại và phát triển được. Trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì ứng xử đúng của công ty là tuân thủ luật chơi và đấu tranh chống sự cạnh tranh không lành mạnh. Vai trò của các Chính phủ và WTO là duy trì trật tự cho sân chơi này.

Hai là, Công ty đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Chính phủ, song quyết định thuộc về bản thân các công ty. Chính phủ chỉ hỗ trợ công ty trong việc tạo ra các điều kiện môi trường thuận lợi trong nước (như: Luật pháp, các chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng, ...), hỗ trợ công ty khi quyền lợi bị xâm phạm trong hoạt động thương mại quốc tế. Công ty phải chủ động, tự thân phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, khắc phục nguy cơ để tăng năng lực cạnh tranh.

85

Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả của quá trình phát triển lâu dài, và liên tục của công ty.

Đó là quá trình tích lũy về lượng để tạo nên sự biến đổi về chất, là tương tác giữa các nhân tố nội tại trong công ty với nhau, trong sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty không khác gì việc nâng cao năng lực của con người, đó là phải kết hợp hài hòa nhiều yếu tố.

Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần phải chú trọng nhiều yếu tố nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, để công ty có thể thắng thế trên thị trường. Tuy nhiên, cần chú trọng vào những khâu then chốt, những yếu tố có tính quyết định đối với từng công ty.

Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa vào đặc thù của từng công ty.

Các công ty khác nhau có những đặc điểm, điều kiện, những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với từng công ty không thể hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy, cũng tương tự như những công trình khác, các kiến nghị của Luận án là kiến nghị chung, khi vận dụng, công ty phải xem xét điều kiện cụ thể của mình. Cùng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, những công ty nào vận dụng sáng tạo, phù hợp hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngược lại, nếu vận dụng không đúng thì sẽ là bất lợi.

3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA

3.4.1. Nhóm giải pháp nhằm duy trì năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA LANA

Theo kết quả đánh giá trong chương 2, “Nhóm năng lực“ cần phải “Duy trì“

là: Quản trị điều hành, Phát triển sản phẩm, Quản lý chất lượng sản phẩm, Dịch vụ hậu mãi, Cạnh tranh về giá, Cơ sở hạ tầng, Các mối quan hệ.

Để giữ vững được các năng lực này cần phải thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát

86

huy triệt để năng lực quản lý chất lượng, tăng cường dịch vụ hậu mãi, cạnh tranh về giá, cơ sở hạ tầng và các mối quan hệ. Sau đây là các giải pháp:

3.4.1.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành

Nội dung giải pháp:

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức lớn trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế, và trong nước có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo là những người đứng mũi chịu sào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp theo các quyết sách, chiến lược, và chính sách mà doanh nghiệp đưa ra. Có thể nói, các nhà lãnh đạo là linh hồn, là trung tâm của doanh nghiệp. Năng lực quản trị điều hành của các nhà lãnh đạo là hạt nhân cốt lõi để thúc đẩy hay kiềm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Theo kết quả đánh giá của các chuyên gia thì năng lực quản trị điều hành của công ty mỹ phẩm LANA đạt 0,350 điểm trọng số là điểm cao nhất so với các đối thủ (Bảng 2.6). Tuy nhiên, để duy trì và phát huy năng lực này công ty cần phải:

 Không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cho phù hợp với tình hình cạnh tranh mới. Nâng cao năng lực của các nhà quản lý. Các nhà quản lý của công ty cần phải tự mình nâng cao trình độ bản thân thông qua các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, đàm phán và giao tiếp, … để luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của môi trường cạnh tranh.

 Các nhà quản lý cần đặc biệt chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược, như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển.

 Nên trao quyền cho các quản lý cấp trung, quản lý theo kiểu trao quyền là cơ sở xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả. Nhân viên được trao quyền có cơ hội phát huy năng lực cao nhất, đam mê công việc, ý thức trách nhiệm, mối quan hệ hợp tác, tương trợ của các nhân viên ở mức cao nhất.

87

 Phát huy tối đa yếu tố con người với vai trò vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực chủ yếu và đồng thời là mục tiêu của sự phát triển bền vững, chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế tri thức. Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người.

Điều kiện thực hiện:

Công ty phải mạnh dạn thay đổi các cán bộ quản lý không đủ trình độ chuyên môn, thiếu khả năng lãnh đạo, tư tưởng còn lạc hậu không chịu đổi mới, vì trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, công ty cần có những nhà quản lý thật sự có năng lực và linh hoạt, nhanh nhạy để xử lý các tình huống phức tạp. Công ty cần đầu tư những khoảng chi phí nhất định vào công tác đào tạo các cấp quản lý. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cấp quản lý tự học trong nước hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài. Các nhà quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược, khả năng ra quyết định chính xác và nhanh chóng. Sử dụng thêm những công nghệ quản lý mới như: những phần mềm quản trị hiện đại, các công cụ hoạch định hiện đại. Phát huy phần mềm quản lý trong sản xuất mà công ty đang thực hiện là điều rất cần thiết. Ban lãnh đạo của công ty không nên lạm dụng quyền hạn kiêm nhiệm nhiều chức năng. Các nhà quản lý phải có những tố chất sau: một thái độ tích cực trước tình hình nan giải, bình tĩnh, linh động, thích nghi, nỗ lực.

Kết quả đạt được:

Thực hiện được những giải pháp nêu trên công ty sẽ có được một đội ngũ quản lý đầy tiềm năng, đồng thời năng lực quản trị điều hành của công ty cũng được phát triển bền vững so với các đối thủ trong tình hình cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, các nhà quản lý này sẽ tạo thêm năng lực hoạt động mới, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

88

3.4.1.2. Nâng cao năng lực phát triển sản phẩm

Nội dung giải pháp:

 Tập trung tối đa nguồn lực để tiếp tục phát triển các sản phẩm mới phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Tăng cường nghiên cứu các sản phẩm dành cho nam giới. Nghiên cứu thái độ phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới, để kịp thời có chiến lược giải pháp cần thiết.

 Không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì hợp thời trang để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tăng cường cải thiện mức độ làm thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng.

 Phát huy khả năng đa dạng hóa sản phẩm của công ty như hiện nay, là một chiến lược đúng đắn. Cụ thể là năm 2015 tới đây, công ty đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và mẫu mã của các dòng sản phẩm trắng da, vì sản phẩm trắng da của công ty được người tiêu dùng tín nhiệm từ nhiều năm nay, và cũng phù hợp với xu hướng của thời đại của nhiều phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ Châu Á nói chung. Theo kế hoạch 2016, Công ty sẽ đầu tư nghiên cứu công nghệ Nanotech đưa vào phát triển sản phẩm, và dự kiến 2017 sẽ ứng dụng vào sản xuất.

Điều kiện thực hiện:

Công ty cần đầu tư thêm một số máy móc thiết bị như: máy ly tâm, máy đo độ nhớt, máy trộn nhũ hóa chân không, bồn trộn gia nhiệt chân không 3 lớp, máy chiết nạp dung dịch và xiết nút chai tự động. Công ty cần xây dựng một nhóm nhân viên nghiên cứu thị trường để đo lường mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Để có chiến lược tiếp thị kịp thời, nhằm đáp ứng tối ưu nguyện vọng của người tiêu dùng. Mẫu mã bao bì cần thay đổi theo xu hướng hiện đại, chất liệu nhựa và thủy tinh phải trong và dày đạt yêu cầu. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu và thay đổi nhà cung cấp cho phù hợp. Đặc biệt, công ty nghiên cứu các dòng sản phẩm dành cho phụ nữ tuổi trung niên gồm các sản phẩm chăm sóc da và trắng da, hiện là sản phẩm đang thịnh hành của phụ nữ thời đại. Lưu ý nhãn dán bên ngoài cần thiết kế đẹp mắt với những gram màu sắc nét để thu hút thị hiếu của người tiêu dùng.

89 Kết quả đạt được:

Trong quá trình phát triển sản phẩm và hiện đại hóa công nghệ, công ty nên chú ý đến khả năng tích hợp đồng bộ và hiệu quả đầu tư. Với cơ sở vật chất và nguồn nhân lực như hiện nay thì những giải pháp này nếu được công ty thực hiện, sẽ giúp công ty nâng cao được năng suất sản xuất từ 72% tăng lên 85%. Đồng thời, công ty cũng sẽ cho ra đời những sản phẩm chất lượng ngày càng vượt trội để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Qua đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ngày một phát triển hơn.

3.4.1.3. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm

Nội dung giải pháp:

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm của công ty đạt chuẩn CGMP, nên việc quản lý chất lượng sản phẩm là tiêu chí mà công ty đặt lên hàng đầu trong điều kiện cạnh tranh. Quản lý chất lượng sản phẩm đã trở thành tiền đề cho hiệu quả hoạt động và phát triển của công ty, đảm bảo lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và cũng là lợi thế cạnh tranh của công ty. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần phải duy trì và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng ngày một tốt hơn. Sau đây là một số giải pháp:

 Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng là một quá trình lâu dài, công ty cần phải duy trì: tiến hành kiểm soát thường xuyên và liên tục từ con người, nhà xưởng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dụng cụ tham gia vào quy trình sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm, tất cả phải được QC kiểm soát chặt chẽ và nghiêm túc.

 Hàng tháng, tổ chức đề tài về nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng cách cho các nhân viên trực tiếp sản xuất trình bày các sai sót đã xảy ra và chính họ là người nêu lên được các biện pháp khắc phục và phòng ngừa các sự cố trong sản xuất. Các thông tin về chất lượng phải được nhân viên của hệ thống quản lý chất lượng báo cáo công khai trong các buổi tổ chức đề tài, nhằm kích thích toàn thể nhân viên trong công ty hưởng ứng nhiệt tình để tìm ra các

90

biện pháp khắc phục, đồng thời làm tăng tinh thần trách nhiệm của nhân viên ngày một cao hơn.

Điều kiện thực hiện:

 Công ty phải thi hành đúng các chính sách của nhà nước ban hành, liên quan đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Áp dụng đúng các nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN và Thông tư 06/2011/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 25/01/2011 Quy định về quản lý mỹ phẩm.

 Công ty cần đảm bảo đủ số lượng nhân viên QA và QC, để đảm bảo các hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sản xuất. Bố trí thêm kho để lưu thành phẩm mỹ phẩm, nhằm đáp ứng tốt việc nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm trong quá trình bảo quản.

Kết quả đạt được:

Kinh nghiệm cho thấy, các chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm càng được định hình chính xác, cụ thể thì càng được toàn thể nhân viên trong nhà máy nhiệt tình hưởng ứng và nỗ lực hết mình, làm cho các hoạt động sản xuất đáp ứng được với các quy trình quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao. Theo đánh giá của các chuyên gia về năng lực quản lý chất lượng của công ty đạt 0,355 là điểm cao nhất so với các đối thủ và là điểm cao nhất trong các năng lực. Cũng từ đánh giá của khách hàng thì thang đo năng lực quản lý chất lượng đạt điểm trung bình là 4,03 được xếp hạng là năng lực mạnh. Từ những yếu tố trên cho thấy người tiêu dùng ngày càng tin cậy vào sản phẩm, và sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm có thương hiệu của công ty.

3.4.1.4. Nâng cao dịch vụ hậu mãi

Nội dung giải pháp:

Nâng cao dịch vụ hậu mãi bao gồm những hoạt động có tác động trực tiếp đến khách hàng, nhằm duy trì và phát triển sản phẩm, đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để việc chăm

91

sóc khách hàng ngày một tốt hơn công ty mỹ phẩm LANA cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

 Tập trung xây dựng và quản lý tốt thông tin dữ liệu của khách hàng. Phát huy và sử dụng triệt để phần mềm quản lý khách hàng, để nhân viên bán hàng dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc khách hàng nhiều hơn nữa.

 Theo dõi các chương trình khuyến mãi và thông tin kịp thời cho các khách hàng lớn là các hệ thống trung tâm phân phối và các đại lý ở các tỉnh, bằng cách tạo thêm nhiều kênh cung cấp thông tin cho khách hàng. Đồng thời, tạo thêm các kênh thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, để tăng cường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và tạo mọi cơ hội làm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.

 Thường xuyên theo dõi, cập nhật, phân tích sự biến động về số lượng và đối tượng khách hàng, về sản lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường theo thời gian, theo mùa, theo phân khúc thị trường mục tiêu.

 Công ty cần tổ chức điều tra sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng của công ty. Thực hiện nghiêm túc những cam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)