Kết quả đánh giá năng lực phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84)

Giá trị trung bình từng biến của năng lực phát triển sản phẩm như sau: Bảng 2.17: Giá trị trung bình từng biến của năng lực PTSP

Phiếu khảo sát Giá trị

trung bình Trung vị Mode nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Tổng Hợp lệ Thiếu PTSP1 200 0 4,33 4,00 4 3 5 866 PTSP2 200 0 3,88 4,00 4 3 4 775 PTSP3 200 0 4,03 4,00 4 3 5 805 PTSP4 200 0 3,88 4,00 4 3 4 775 PTSP5 200 0 3,87 4,00 4 3 5 773

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả – Phụ lục 20)

Từ kết quả trên ta thấy, giá trị trung bình của năm biến đạt được từ 3,87 đến 4,33. Theo quy ước giá trị trung bình điểm đánh giá của khách hàng cho năng lực cạnh tranh của yếu tố Ti ở trên, thì giá trị trung bình của các biến phát triển sản phẩm nằm trong khoảng 3,7 ≤ Ti ≤ 4,5. Vậy theo đánh giá của khách hàng thì các yếu tố thuộc năng lực phát triển sản phẩm của công ty là mạnh.

Tiến hành phân tích nhân tố (EFA) để rút trích 5 biến khảo sát năng lực phát triển sản phẩm thành một biến đại diện ta được kết quả như sau:

Bảng 2.18: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

Approx. Chi-Square

Bartlett’s Test of Sphericity Df Sig.

,722 427,881

10 ,000

70

Bảng 2.19: Phương sai trích nhân tố năng lực PTSP

Thành phần Phương sai rút trích Tổng bình phương sau khi rút trích Tổng % Phương sai % Cộng dồn Tổng % Phương sai % Cộng dồn

1 2,958 59,164 59,164 2,958 59,164 59,164

2 ,907 18,136 77,300

3 ,596 11,919 89,220

4 ,311 6,226 95,446

5 ,228 4,554 100,000

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả – Phụ lục 21)

Hệ số KMO đạt được là 0,722 lớn hơn 0,5 nên việc phân tích các nhân tố trên là thích hợp, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Các biến quan sát được rút thành 1 biến tổng với tần số cộng dồn đạt 59,164% có nghĩa là nhân tố được rút trích giải thích được 59,164% biến thiên của các biến quan sát và đạt tiêu chuẩn phương sai trích nhân tố (lớn hơn 0,5). Hệ số tương quan biến - tổng của 5 biến khảo sát đều lớn hơn 0,5 vì vậy ta có thể rút các biến này thành biến đại diện là “Phát triển sản phẩm” và mã hóa là (PTSP).

Sau khi rút trích được biến đại diện Phát triển sản phẩm, lưu lại, ta sử dụng biến này thay thế cho tập hợp các biến khảo sát để tính giá trị trung bình của thang đo và thu được kết quả sau:

Bảng 2.20: Giá trị trung bình của thang đo năng lực PTSP

Phiếu khảo sát Giá trị

trung bình Trung vị Mode Giá trị

nhỏ nhất lớn nhất Giá trị Tổng Hợp lệ Thiếu

200 0 4,17 4,00 4 4 5 834

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả – Phụ lục 22)

Dựa vào kết quả trên ta thấy, giá trị trung bình của thang đo đạt được là 4,17. Theo quy ước giá trị trung bình điểm đánh giá của khách hàng cho năng lực cạnh tranh của yếu tố Ti ở trên, thì giá trị trung bình của năng lực phát triển sản phẩm nằm trong khoảng 3,7 ≤ Ti ≤ 4,5. Vậy theo đánh giá của khách hàng thì năng lực phát triển sản phẩm của công ty là mạnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84)