Khái quát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

trong nước

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn với doanh thu ước tính bình quân giai đoạn 2009 - 2011 là gần 130 - 150 triệu USD/năm, tốc độ doanh số bán ra tăng bình quân hơn 30%. Theo đó, Việt Nam có khá nhiều ưu thế để phát triển nhưng đến thời điểm này hơn 90% thị phần rơi vào tay các thương hiệu lớn trên thế giới.

48

Giám đốc một công ty mỹ phẩm tại TP.HCM cũng thừa nhận, “Sản phẩm của các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước không kém hàng ngoại về chất lượng, mẫu mã, nhưng điểm yếu không có sự đầu tư lớn, trong khi lĩnh vực này lại rất cần phải có kinh phí cải tiến sản phẩm, bao bì, nhất là kênh tiếp thị quảng cáo để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu để gầy dựng niềm tin cho người tiêu dùng”.

Ngày 01/03/2011, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức hội thảo “GMP cho doanh nghiệp mỹ phẩm vừa và nhỏ”. Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp mỹ phẩm thành phố cho thấy toàn TP.HCM có gần 200 công ty, cơ sở hóa mỹ phẩm vừa và nhỏ, nhưng chỉ gần 10% trong số này đạt tiêu chuẩn GMP. Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện GMP là do chi phí đầu tư quá cao; sự đòi hỏi khắt khe về công nghệ, nguồn nhân lực, … [22]

Hiện nay mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam chịu thuế cao, nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm cũng chịu thuế cao. Những nguyên liệu để tạo nên công thức mỹ phẩm, doanh nghiệp Việt Nam còn phải nhập khẩu đến 70%. Nếu lúc này Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên liệu, có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh về giá để đến năm 2015, khi ASEAN hướng tới cộng đồng kinh tế chung, thì mỹ phẩm sản xuất ở Việt Nam đã phát triển vững trên thị trường nội địa và đi vào thị trường các nước ASEAN thuận lợi.

Theo tình hình hiện nay của ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước vẫn còn yếu kém so với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã phát huy hết khả năng của mình để phát triển ngày càng nhiều những sản phẩm đạt chất lượng cao có sức cạnh tranh với đối thủ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đã vận dụng những lợi thế sẵn có, đưa ra những giải pháp cho riêng mình, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt tại thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước vẫn cần có sự quan tâm của Chính phủ.

49

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)