Thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Nền kinh tế ngày càng phát triển từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu với nền kinh tế thế giới, luật pháp được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hoạt động kinh doanh. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng. Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn. Xu hướng mua sắm dần dần thay đổi.

Cho đến nay, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã ngày càng được mở rộng và phát triển. Các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam, các thương hiệu nội cũng đang nỗ lực không ngừng để giành thế chủ động trên chính thị trường nhà, điều này khiến cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động.

Bảng 2.4: Các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước

Mỹ phẩm trong nước Mỹ phẩm nước ngoài

LANA (1972), Sài Gòn (1990), Thorakao (1957), Đại Việt Hương, Sao Thái Dương, Mỹ Hảo (1978), Hải Thanh (1992), Tân Đại Dương (2000), Familiar (2000), Bang Phước Nguyên (2006), Quốc Anh, …

Esteé Lauder, Clinique, Menard, Lancôme, Kosé, Elizabeth Arden, Wigleys, Carita, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, L’Oreal, Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezalin, Dove, Nu Skin, …

47

Thị phần tạm tính của các hãng mỹ phẩm ngoại lớn nhất Việt Nam và giá trị xuất khẩu hàng mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam.

(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn – 2014) [22]

Hình 2.5: Thị phần của các hãng mỹ phẩm ngoại

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng cho rằng dùng mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng, đã được kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng kỹ càng thì sẽ yên tâm hơn, tránh được những rủi ro đáng tiếc đối với nhan sắc bản thân. Và mỹ phẩm ngoại của các hãng danh tiếng là lựa chọn số 1 của không ít người có điều kiện kinh tế khá giả. Khảo sát mới nhất của một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng, trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, người tiêu dùng đang trả tới hơn 50% cho thương hiệu sản phẩm để mua niềm tin cho mình!

Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường mỹ phẩm tiềm năng nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, điều này chứng tỏ thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)