Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật
Các bộ luật đang được áp dụng là: Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật về bản quyền, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật thương mại, Luật quảng cáo, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật phá sản, Luật bảo mật thông tin, Luật thương mại điện tử, Luật về chính phủ điện tử, Luật về chứng thực và chữ ký điện tử, và các luật có liên quan đến thị trường. Bên cạnh đó là việc thành lập các Tòa án hành chính, Tòa án kinh tế, Tòa án dân sự, …
Để cho môi trường cạnh tranh đảm bảo lành mạnh, đồng thời kiểm soát độc quyền và điều tiết cạnh tranh. Chính phủ đã có những sửa đổi về luật, thuế và các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo điều kiện cho những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào thị trường.
43
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số: 19/NQ-CP ngày 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh, … Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ thông suốt các thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoáng, bất động sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Các chính sách về chất lượng
Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm đã được các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á ký ngày 02 tháng 09 năm 2003 (gọi tắt là Hiệp định mỹ phẩm ASEAN), Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư Quy định về quản lý mỹ phẩm (Số: 06/2011/TT-BYT) ngày 25/01/2011 là một quy định tương đối hoàn chỉnh đã tạo hành lang pháp lý và định hướng rõ nét cho sự phát triển của ngành mỹ phẩm Việt Nam.
Thông tư cũng quy định rõ việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu để lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: công bố sản phẩm mỹ phẩm; hồ sơ thông tin sản phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm; ghi nhãn mỹ phẩm; quảng cáo mỹ phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; trách
44
nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người tiêu dùng.
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý mỹ phẩm, ngăn ngừa hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm sản xuất trên dây chuyền không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN), và để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Bộ Y Tế đã ban hành Công Văn Số: 2415/QLD-MP ngày 24/02/2014 (V/v Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm).
Theo kế hoạch,Cục Quản lý Dược sẽ phối hợp với các Sở Y Tế các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban ngành có liên quan tăng cường kiểm tra hậu mại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong cả nước và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, trong đó có kiểm tra CGMP của các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước.